Phó Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế ca ngợi sự nhiệt tình của nước chủ nhà đối với Paralympic Tokyo 2020

Phó Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế Duane Kale đã ca ngợi sự nhiệt huyết của nước chủ nhà tại thời điểm một năm tới Ngày Khai mạc Paralympic Tokyo 2020.

Chủ tịch người New Zealander và cũng nguyên là VĐV bơi từng giành bốn huy chương Paralympic tại Atlanta 1996 đã chỉ ra nghiên cứu về mặt bằng chung sự hiểu biết của nước chủ nhà về Thế vận hội tại nước chủ nhà Tokyo 2020 cao hơn so với cùng thời gian tại Luân Đôn 2012.

Trước đó, nước chủ nhà Anh đã nhận được sự đánh giá là quốc gia đăng cai tốt nhất từ trước tới nay ở cả địa điểm thi đấu và mức độ quan tâm của người dân. Tại Tokyo 2020, sự quan tâm, mức độ nhận thức và kiến ​​thức về các VĐV Paralympic và thể thao Paralympic đang đi trước một năm.

Đây là minh chứng cho kết quả công việc tuyệt vời mà Ban tổ chức Tokyo 2020 đã thực hiện. Ủy ban Paralympic Nhật Bản, Chính phủ quốc gia, Chính quyền thành phố Tokyo, các đô thị địa phương, các liên đoàn quốc gia, các đối tác thương mại và tổ chức truyền thông đều thể hiện sự nhiệt tình tuyệt vời để có thể tổ chức thành công Thế vận hội vào năm tới.

Paralympic Tokyo 2020 sẽ diễn ra từ ngày 25/8 đến ngày 6/9 là sự kiện mà các VĐV Paralympic thể hiện kỹ năng tuyệt vời.

Chủ tịch Ủy ban Paralympic châu Á Majid Rashed (Ảnh: insidethegames)

Chủ tịch Ủy ban Paralympic châu Á khẳng định Tokyo 2020 sẽ để lại một di sản tầm vóc châu lục

Chủ tịch Ủy ban Paralympic châu Á Majid Rashed tin tưởng rằng Tokyo 2020 sẽ để lại một di sản mang tính rộng lớn trên toàn châu lục. Chủ tịch Majid đã phát biểu nhân sự kiện được tổ chức hướng tới Paralympic Tokyo 2020 rằng đây là lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ, một sự kiện thể thao Paralympic mùa hè lớn nhất thế giới được tổ chức ở khu vực châu Á.

Kể từ Bắc Kinh 2008, phong trào Paralympic đã phát triển lớn mạnh và trở thành sự kiện lớn thứ ba trên thế giới thu hút được sự quan tâm của rất nhiều cơ quan truyền thông toàn cầu và đạt tới con số bốn tỷ người xem.

60% dân số thế giới tập trung ở khu vực châu Á và vì vậy khu vực này cũng có số lượng người khuyết tật lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các VĐV người khuyết tật châu Á chưa thực sự gây tiếng vang tại Paralympic. Và Ủy ban Paralympic châu Á đang nỗ lực để thay đổi thực tế này.

Ví dụ, Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á là sự kiện quan trọng đặt nền móng cho nhiều VĐV trong chặng đường tiến tới Paralympic. Điển hình là tại Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á ở Jakarta vào năm ngoái, đã thu hút số lượng quốc gia và VĐV tham dự hơn bao giờ hết để ghi một dấu mốc quan trọng cho nhiều kỷ lục khu vực và thế giới.

Hơn thế nữa, Ủy ban Paralympic quốc tế, Quỹ Agitos và Hội đồng Thể thao Nhật Bản, Ủy ban Paralympic châu Á đã nỗ lực để xây dựng các chương trình nâng cao năng lực, nhắm vào các Ủy ban Paralympic, thể thao và các nhóm cần hỗ trợ để hy vọng rằng tại Tokyo 2020 sẽ có thêm nhiều quốc gia châu Á tham dự và có thêm nhiều VĐV người khuyết tật nữ góp mặt vào đội hình thi đấu tại Paralympic.

Tuy nhiên, di sản lớn nhất mà kỳ Paralympic Tokyo 2020 để lại đó là sự thay đổi nhận thức và thái độ đối với người khuyết tật. Điều này được cảm nhận mạnh mẽ nhất ở Nhật Bản nơi nhiều người đã mua vé để có được trải nghiệm thay đổi cuộc sống. Nhưng bên ngoài Nhật Bản, Ủy ban Paralympic châu Á cũng hy vọng khán giả truyền hình đang trên khắp châu Á cũng sẽ dõi theo.

Trong những năm tiếp theo, châu Á đã sẵn sàng sử dụng các sự kiện thể thao như một chất xúc tác cho sự phát triển của phong trào trên toàn khu vực. 

A.T