Quốc gia thể thao quyền lực khu vực châu Á luôn kết thúc ở vị trí không quá con số 3 trong bảng tổng sắp huy chương toàn đoàn kể từ Thế vận hội mùa hè Sudney 2000 và đứng đầu bảng tổng sắp huy chương với vai trò chủ nhà của Olympic mùa hè Bắc Kinh 2008.
Tại Thế vận hội mùa hè Rio 2016, Trung Quốc đã tuột xuống vị trí thứ ba toàn đoàn sau Mỹ và Anh. Chính vì vậy, tại kỳ Thế vận hội mùa hè lần này, Phó Chủ tịch Liu chia sẻ với Tân Hoa Xã rằng trong số các đối thủ truyền thống, Nhật Bản sẽ là một đối thủ nặng ký với vai trò chủ nhà.
Ngoài ra, năm môn thể thao được đưa vào chương trình thi đấu của Tokyo 2020 là bóng chày/bóng mềm, leo núi, karate, trượt ván và lướt ván đều là những môn không phải thế mạnh của thể thao Trung Quốc.
Bối cảnh thể thao toàn cầu không thay đổi quá nhiều, Hoa Kỳ vẫn luôn là quốc gia thống trị đặc biệt là môn điền kinh và bơi như đặc biệt là trong các các sự kiện năm 2018 và nửa đầu năm 2019.
Nga cũng đang trỗi dậy mặc dù vẫn bị cấm trong một số sự kiện vào năm 2018. Pháp, với tư cách là chủ nhà Thế vận hội tiếp theo, đã rất tích cực trong công tác chuẩn bị. Trình độ của thể thao Anh và Đức cũng đang được cải thiện tích cực.
Điều đáng bàn đến ở đây là Nhật Bản thường xếp hạng ở nhóm thứ hai trên bảng tổng sắp huy chương Thế vận hội tổ chức ở nước ngoài, nhưng thành tích của thể thao Nhật Bản được cải thiện nhanh đến mức thậm chí đặt mục tiêu giành hơn 30 HCV, mà mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được.
Do đó, Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nếu muốn ở trong tốp Ba quốc gia đững đầu bảng tổng sắp huy chương toàn đoàn.
Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Trung Quốc Liu nhấn mạnh rằng Trung Quốc có những môn thể thao thế mạnh truyền thống như: cử tạ, nhảy cầu, bóng bàn, cầu lông, thể dục dụng cụ và bắn súng.
Ngoài ra cũng đang tích cực quan tâm phát triển các môn karate, leo núi thể thao, bóng chày và bóng mềm. Đối với các môn này, mặc dù Trung Quốc đã đạt được nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn một chặng đường dài để có thể bắt kịp các quốc gia phát triển.
Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều vào các môn thể thao thể thao trong những năm gần đây quan trọng hơn, những môn thể thao mới được thêm vào chương trình là thế mạnh của nước chủ nhà nhưng lại là áp lực của Trung Quốc
Ngoài các sự kiện thuận lợi truyền thống, như karate, vật và bóng chày, Nhật Bản còn thể hiện sức mạnh ở các môn như xe đạp, đấu kiếm và quần vợt.
Theo đó, Trung Quốc không có lợi thế tuyệt đối so với Nhật Bản, vì vậy Tokyo 2020 sẽ là một thử thách lớn nhất đối với Trung Quốc.
|
Nhà Ấn Độ không chỉ góp phần động viên tinh thần mà còn giúp gia tăng giá trị dinh dưỡng các bữa ăn cho VĐV nước này tại Tokyo 2020 (Ảnh: insidethegames) |
Nhà Ấn Độ sẽ được dựng lên cho các VĐV tại Tokyo 2020
Bộ trưởng thể thao Ấn Độ Kiren Rijiju, khẳng định sự tự tin rằng nếu Nhà Ấn Độ được dựng lên tại Tokyo 2020 sẽ giúp động viên tinh thần thi đấu của các VĐV.
Không chỉ động viên tinh thần mà Nhà Ấn Độ còn giúp gia tăng giá trị dinh dưỡng các bữa ăn cho VĐV nước này. Bộ trưởng thể thao Ấn Độ Kiren Rijiju đã đưa ra tuyên bố này tại Lok Sabha, Hạ viện của Quốc hội lưỡng viện Ấn Độ.
Bộ trưởng Rijiju cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng các VĐV đội tuyển quốc gia sẽ thi đấu hiệu quả hơn tại Tokyo 2020 so với các phiên bản trước của Thế vận hội.
Số lượng huy chương nhiều nhất mà thể thao Ấn Độ có được là tại Luân Đôn 2012 với 2 HCB và 4 HCĐ. Thành tích tốt nhất mà thể thao Ấn Độ giành được là tại Bắc Kinh 2008 với 1 HCV và 2 HCĐ.
Tại Tokyo 2020, với việc dựng lên Ngôi nhà Ấn Độ trong khuôn viên Làng Thế vận hội nhằm đảm bảo cung cấp dinh dưỡng theo đúng nhu cầu của VĐV cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho các VĐV một cách đúng lúc sẽ góp phần làm nên thành công hơn mong đợi.
Đó cũng chính là lý do Bộ trưởng Rijiju trực tiếp thị sát các cơ sở thể thao trong nước để hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng một phần quan trọng không thể thiếu góp phần làm nên thành công của VĐV.
A.T