Olympic Bắc Kinh 2008 sẽ chính thức diễn ra vào 8/8/2008, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Với cương vị là nước chủ nhà, Chính phủ cũng như ngành TDTT Trung Quốc đã có những nỗ lực hết mình, đặc biệt là trong lĩnh vực TTTTC, nhằm tổ chức thành công sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này. Để hoàn thành mục tiêu giành thành tích cao nhất cũng như chuẩn bị cho công tác tổ chức TVH Olympic 2008 diễn ra thành công tốt đẹp, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng quy hoạch có căn cứ khoa học cho việc phát triển TDTT Trung Quốc trong vòng 10 năm (2001-2010), bảo đảm phát triển lành mạnh, nhanh chóng, bền vững và liên tục. Trong 6 năm qua, TT TTC Trung Quốc đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần đưa vị thế của Trung Quốc không ngừng nâng lên trên trường Quốc tế. Trong 6 năm, các VĐV Trung Quốc đã giành được tổng cộng 452 HCV thế giới, phá kỷ lục thế giới 198 lần; đặc biệt, TVH Olympic lần thứ 27, Trung Quốc đã đứng vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng với thành tích 28 HCV, đã khiến cho khoảng cách với cường quốc thể thao thế giới là Mỹ và Nga được rút ngắn.
Bước vào thế kỷ XXI, phong trào thể thao của các nước trên thế giới phát triển nhanh chóng. Cùng với việc đầu tư kinh phí cho TTTTC, các nước trên thế giới ngày càng chú trọng thành tích và xếp hạng Olympic. Do đó, ngoài việc đồng thời áp dụng nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ và sự ủng hộ của chính phủ; việc áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại trong huấn luyện và thi đấu thể thao tăng lên; xu hướng đa dạng hoá các nội dung, hình thức thi đấu thể thao được mở rộng; tiến trình chuyên nghiệp hoá, thương mại hoá thể thao tăng nhanh... đã làm cho cục diện thể thao thế giới thay đổi buộc thể thao Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức.
Trước tình hình đó, Trung Quốc đã quán triệt phương châm “khoa học giáo dục hưng thịnh thể thao”, tăng tốc tiến trình khoa học hoá huấn luyện thể thao. Cải cách mạnh mẽ thể chế khoa học giáo dục thể thao, tăng cường lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh kết hợp huấn luyện vận động với ứng dụng khoa học công nghệ thể thao, không ngừng nâng cao hàm lượng khoa học - công nghệ trong huấn luyện thể thao đỉnh cao, xúc tiến nhất thể hoá qui trình huấn luyện, nghiên cứu khoa học, giáo dục thể thao tài năng... đồng thời đặt ra mục tiêu duy trì vị trí dẫn đầu khu vực châu Á và vị trí tốp đầu danh sách tổng số HCV Olympic, đặc biệt tranh thủ thời cơ để có thể đột phá ở TVH Olympic 2008.
Bên cạnh đó, việc bố trí hợp lý các môn thể thao, phân loại quản lý khoa học, tăng số lượng môn đoạt HCV, hoàn thiện thể chế thi đấu, hình thành cơ chế khích lệ giành vinh quang Olympic; tăng cường nhận thức về áp dụng khoa học công nghệ thể thao; lưu chuyển nhân tài thể thao hợp lý có lộ trình, áp dụng giải pháp tố chất tổng hợp nâng cao trình độ chuyên môn, thành tích và trình độ văn hoá cho VĐV; bước đầu hình thành hệ thống đào tạo, huấn luyện nhân tài thể thao kế cận trình độ cao cùng chương trình huấn luyện đào tạo “thể thao và giáo dục kết hợp” và cơ chế khuyến khích; xây dựng một số cơ sở đào tạo theo mô hình kết hợp “huấn luyện, nghiên cứu khoa học, giáo dục” có trình độ tiên tiến thế giới; từng bước xây dựng hệ thống đầu tư hiệu quả và hệ thống bảo đảm xã hội thích ứng với phát triển thể thao thành tích cao.
Để đạt được những mục tiêu trên, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp mang tính chiến lược như: kiên trì và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, cải cách sâu rộng thể chế TTTTC; mở rộng quy mô, chú trọng điểm nổi bật trọng điểm, tham gia toàn diện cạnh tranh huy chương Olympic; bố trí kết cấu môn ưu thế, mở rộng “điểm tăng trưởng HCV”; cải cách hoàn thiện thể chế thi đấu, phát huy hết tác dụng đòn bẩy thi đấu thể thao; kiên trì huấn luyện khoa học, tăng đầu tư khoa học công nghệ thể thao, nâng cao hiệu quả huấn luyện; đào tạo và xây dựng một đội ngũ VĐV và HLV có trình độ cao, tác phong văn minh - hiện đại; thiết lập kiện toàn hệ thống pháp luật thể thao, tăng cường xây dựng đạo đức thể thao; thực thi đề án nhân tài thể thao kế cận năm 2010; hoàn thiện hệ thống đầu tư hiệu quả kinh tế thể thao thành tích cao; tăng cường giao lưu quốc tế, tuyên truyền và phổ cập tinh thần, lý tưởng Olympic và mở rộng ảnh hưởng xã hội đối với thể thao thành tích cao.
Phạm Tuấn Anh (theo Trung tâm TTTT - Tổng cục TDTT Trung Quốc)