Trong cuộc thảo luận về các vấn đề liên quan tới Làng VĐV trong cuộc họp báo được tổ chức có sự tham gia của Giám đốc điều hành Minsk 2019 Simon Clegg, chủ tịch Ủy ban Olympic Hellenic cho biết Làng VĐV rất lớn, trang thiết bị tuyệt vời, thức ăn ngon và phòng dành cho VĐV rất thoải mái và rộng rãi. Các trưởng đoàn cũng không đặt nhiều câu hỏi về Làng, điều này cho thấy sự hài lòng về cơ sở vật chất tại đây. Giám đốc điều hành Minsk 2019 Simon Clegg cũng nhấn mạnh vào vấn đề này khi thời gian Đại hội chính thức khai mạc đã rất gần.
Cũng theo Giám đốc điều hành Minsk 2019 Simon Clegg, các câu hỏi của Trưởng đoàn chỉ đề cập đến những vấn đề hậu cần nhỏ và hầu như không quan trọng. Đây cũng là minh chứng cho thấy công tác chuẩn bị tích cực của Ban tổ chức chủ nhà.
Làng VĐV cách trung tâm thành phố thủ đô Belarus 20 phút lái xe, và nằm trong khuôn viên Ký túc xá của Đại học Medycynski. Một phần của ký túc xá được sử dụng cùng với một tòa nhà 25 tầng được xây mới để làm địa điểm lưu trú cho 1.800 người. Tổng cộng, khoảng 6.500 VĐV và thành viên của các đoàn sẽ lưu trú tại Làng trong suốt thời gian diễn ra Đại hội.
Khu Làng cũng bao gồm căng tin mới được xây dựng, phòng tập thể dục, quầy lưu niệm và trung tâm văn hóa Belarus. Các VĐV cũng có thể thư giãn tại khu vườn cảnh của Làng.
![](/Portals/0/EasyDNNNews/24479/24479_37444.jpg) |
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach (Ảnh: insidethegames) |
Ủy ban Olympic quốc tế công bố 37 cá nhân giành học bổng hướng tới Tokyo 2020
Theo đó, Ủy ban Olympic quốc tế đã công bố 37 cá nhân giành học bổng để trở thành một phần của đội tuyển Olympic người tị nạn tại Tokyo 2020. Tuyên bố này được đưa ra tại Phiên họp Ban điều hành Ủy ban Olympic quốc tế trùng với ngày Tị nạn thế giới.
Trong số các VĐV được lựa chọn có 10 thành viên đã từng tham gia thi đấu ở Rio 2016 và các VĐV này sẽ tranh tài ở tám môn thể thao.
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach cho biết, vào Ngày tị nạn thế giới, tuyên bố này đã tiếp thêm sức mạnh, sự khuyến khích, sự nỗ lực không ngừng và kiên trì phấn đấu đối với hàng triệu người tị nạn.
Việc danh sách những người tị nạn giành học bổng cũng cho thấy rằng người tị nạn đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trong lĩnh vực thê thao và góp phần làm giàu xã hội. Tất cả các VĐV được tuyên bố đều sẽ góp mặt vào đội tuyển người tị nạn Ủy ban Olympic quốc tế tại Tokyo 2020.
Đoàn thể thao này là kết quả tiếp nối của một hành trình nhân quyền bắt đầu với đội Olympic tị nạn Ủy ban Olympic quốc tế đầu tiên tại Rio 2016. Các thành viên này là hy vọng cho tất cả những người tị nạn trên khắp thế giới.
Danh sách các thành viên giành học bổng gồm: Simon Ayong Mauris, Clementina Ihure Rilando, John Lokibe Taban, Rose Ihisa Uwaro, Chajen Dang Yien, Ubaa Dinta Achoto, Dominic Lokolong Atiol, Josephine Tain Augustinho, Yiech Pur Biel, Ukuk Utho’o bul, James Nyang Chiengjiek, Duol Charles Elijah, Joseph Elia Ernesto, Anjelina Nadai Lohalith, Simon Lodai Lohuju, Rose Nathike Lokonyen, Paulo Amotun Lokoro, Lydia Philip Mamun đến từ Nam Sudan.
Farid Walizadeh, Abdullah Sediqi và Asif Sultani đến từ Afghanistan, Cyrille Fagat Tchatchet II, Eritrea’s Tekleweyni Malake đến từ Cameroon , Yonas Kinde đến từ Ethiopia và Jamal Abdoul-Magid đến từ Sudan.
Dorian Keletela, Yolande Mabika, Popole Misenga và Gaston Nsazumukiza đến từ Cộng hòa dân chủ Congo, Amir Mohammad Hosseini, Dina Pouryounes Langeroudi và Kasra Mehdipournejad đến từ Iran. Aram Mahmoud, Wael Shueb, Rami Anis, Wael Fawaz Al-Farraj và Yusra Mardini đến từ Syria.
Mardini một trong 10 thành viên của đội tuyển tị nạn tham dự Rio 2016 hiện đang đảm nhiệm vai trò là Đại sứ thiện chí của Tổ chức tị nạn Liên hiệp quốc.
Các Liên đoàn quốc tế cũng sẽ cung cấp dịch vụ đào tạo cho các VĐV trước Tokyo 2020. Mười VĐV của Rio 2016 và các VĐV mới đang tập huấn tại Trung tâm đào tạo người tị nạn Tegla Loroupe ở Kenya.
Tất cả đều được hỗ trợ bởi Qũy Đoàn kết Olympic thông qua chương trình hỗ trợ vận động viên tị nạn, Sự hỗ trợ này nhằm mục đích đảm bảo các VĐV có thể tập luyện hướng tới Thế vận hội nhưng cũng tiếp tục sự nghiệp thể thao và đảm bảo tương lai sau khi Tokyo 2020 kết thúc.
Ông Filippo Grandi, Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn cho biết, thể thao là một công cụ không biên giới, tường thành, chiến tranh và các rào cản khác. Một công cụ mạnh mẽ giúp người tị nạn chữa lành, phát triển và trở thành một phần của cộng đồng.
A.T