Hành trình rước đuốc của Paralympic sẽ diễn ra từ ngày 13 - 23 tháng Tám gồm ba chặng. Chặng thứ nhất của hành trình rước đuốc diễn ra ở Stoke Mandeville ở Great Britain, là nơi khai sinh ra phong trào Paralympic, khởi động từ ngày 13 - 17 tháng Tám.
Chặng thứ hai của Hành trình rước đuốc sẽ trải qua các khu vực của Nhật Bản gồm Shizuoka, Chiba và Saitama của Nhật Bản. Và chặng thứ ba của hành trình là tại Tokyo vào ngày 21 tháng Tám nơi ngọn đuốc Paralympic chính thức được thắp lên.
Trong bốn ngày cuối cùng của hành trình, ngọn đuốc sẽ được rước qua khắp thành phố. Ban tổ chức Tokyo 2020 cho biết, ngọn đuốc của Tokyo 2020 sẽ mang đến cho công chúng cơ hội được hiểu hơn về những người ở những nền tảng khác nhau, năng lực khác nhau, giữa con người với xã hội và nhằm giúp mọi người đánh giá được thế nào là sự thống nhất trong đa dạng.
Những người tham gia rước đuốc sẽ chia thành những nhóm ba người, việc lựa chọn cụ thể sẽ được tiến hành và đưa ra quyết định cuối cùng vào mùa thu năm nay.
Thiết kế biểu tượng của ngọn đuốc được dựa trên thiết kế tổng thể biểu tượng của Tokyo 2020, nhằm tạo nên sự nhất quán về hình ảnh cho tất cả các hoạt động liên quan tới sự kiện.
Biểu tượng gồm ba hình chữ nhật được sắp xếp để mô tả, hình ảnh ngọn lửa năng động. Biểu tượng sử dụng màu vàng với các cấp độ từ nhạt đến đậm nhằm thể hiện tính cá nhân đa dạng và mang đến cảm giác về lễ hội.
Theo Ban tổ chức Tokyo 2020, trọng lượng và hình dạng của ngọn đuốc được thiết kế nhằm tạo sự dễ dàng cho bất cứ ai có thể cầm nắm và có dấu hiệu ở mặt trước của ngọn đuốc để người khiếm thị có thể dễ dàng cảm nhận được.
|
Tokyo 2020 công bố báo cáo tiến độ kế hoạch bền vững (Ảnh: insidethegames) |
Thành công của dự án huy chương là một trong những điểm nhấn được nêu ra ở báo cáo tiến độ bền vững mà Tokyo 2020 công bố
Theo đó, Tokyo 2002 đã công bố một bản báo cáo vắn tắt về tiến độ được thực hiện trong năm 2018, trong đó có để cập đến kế hoạch phát triển bền vững. Báo cáo tiến độ bền vững bao gồm các địa điểm, việc xây dựng hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng của Thế vận hội.
Báo cáo nhấn mạnh những tiến bộ đạt được nhờ các sáng kiến đã được đưa ra phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học.
Trong số các hoạt động và thành tựu quan trọng được nêu bật cho đến nay có việc sưu tầm các thiết bị điện tử đã sử dụng để chiết xuất kim loại chứa trong đó và tái chế các thiết bị này để sản xuất huy chương vàng, bạc và đồng.của Olympic và Paralympic
Tokyo 2020 tuyên bố điều này tiến triển đáng kể, tạo hiệu ứng tham gia đáng kể của công chúng ở Nhật Bản và quốc tế. 1.618 chính quyền địa phương, khoảng 90% tổng số Nhật Bản và 37 chính quyền địa phương đã tham gia vào hoạt động này.
Các công ty đối tác của Tokyo 2020 cũng tham gia theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như bằng cách quyên tặng điện thoại di động đã sử dụng. Khoảng 47.488 tấn thiết bị bị loại bỏ và hơn năm triệu điện thoại di động đã sử dụng đã được thu thập kể từ tháng 10 năm 2018.
Tính đến tháng 10 năm 2018, đã đạt được 28,4kg vàng - 93,7% trong số 30,3kg mục tiêu - và 3.500kg bạc - 85,4% trong số 4.100kg mục tiêu.
Tokyo 2020 cũng chỉ ra cách 63 thành phố trên khắp Nhật Bản đã tham gia Chiến dịch BATON, chiến dịch xây dựng ngôi làng của các VĐV với gỗ của Nhật Bản có nguồn gốc bền vững do chính quyền địa phương trên cả nước tặng. Sau Thế vận hội, số gỗ này sẽ được tái sử dụng trong cộng đồng - ví dụ, như một băng ghế công cộng hoặc một phần của một tòa nhà trường học.
Trưởng Ban tổ chức Tokyo 2020 Toshirō Mutō cho biết, Dự án huy chương Tokyo 2020 đã thu hút sự tham gia của nhiều người từ khắp nơi trên cả nước. Trên thực tế, dự án đã thành công đến mức Ban tổ chức tin tưởng có thể đảm bảo tất cả các kim loại cần thiết để sản xuất huy chương.
A.T