Vị trí Phó Chủ tịch nữ đầu tiên của Liên đoàn Điền kinh thế giới sẽ được bầu vào năm 2019

Liên đoàn Điền kinh thế giới đã công bố sẽ lựa chọn ra vị trí Phó chủ tịch nữ đầu tiên vào năm nay và coi đây là nỗ lực nhằm đảm bảo cam kết phụ nữ sẽ đại diện cấp độ cao nhất trong thể thao.

Là một phần của các cải cách rộng rãi được thông qua vào cuối năm 2016, Liên đoàn Điền kinh thế giới đã bổ sung các mục tiêu giới tính vào quy định của mình để thiết lập sự bình đẳng ở tất cả các cấp quản lý.

Hiện có sáu thành viên nữ trong Hội đồng Liên đoàn Điền kinh thế giới và con số này sẽ tăng lên Bảy vào năm nay sau khi phiên bầu cử diễn ra vào tháng Chín và con số Mười vào năm 2023 trước khi trước khi đạt được con số cân bằng với các thành viên nam vào năm 2027.

Sau cuộc bầu cử nữ Phó chủ tịch đầu tiên tại Đại hội Liên đoàn Điền kinh thế giới năm nay tại thủ đô Doha của Qatar, hai trong số bốn vị trí Phó chủ tịch sẽ được phụ nữ đảm nhận vào năm 2027.

Hội đồng Liên đoàn Điền kinh thế giới đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm lãnh đạo về giới năm 2017 để phối hợp cùng với Ủy ban Phụ nữ Liên đoàn Điền kinh thế giới.

Động thái này là nhằm phát triển và tổ chức các chương trình toàn cầu và khu vực để đảm bảo một lượng lớn các ứng cử viên nữ đủ điều kiện trở thành ứng cử viên cho các cuộc bầu cử năm nay và hơn thế nữa.

Trong 12 tháng qua, các hội thảo và hội thảo về lãnh đạo nữ đã được tổ chức tại năm trong số sáu lĩnh vực của Liên đoàn Điền kinh thế giới.

Hội thảo các Liên đoàn Điền kinh châu Phi đã được tổ chức bởi Cairo, Dakar và Nairobi, trong khi đó cũng có một hội thảo về điền kinh châu Âu tại Brussels, một hội thảo của Hiệp hội điền kinh châu Đại Dương ở Auckland, một hội nghị liên đoàn điền kinh Nam Mỹ ở Caracas, và một khu vực Bắc Mỹ, Trung Mỹ Sự kiện của Hiệp hội Điền kinh Hoa Kỳ và Caribbean tại Santo Domingo.

Jakarta dự kiến sẽ tổ chức một hội thảo của Hiệp hội Điền kinh châu Á vào cuối năm nay.

Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh thế giới Sebastian Coe cho biết tuyên bố này được đưa ra vào đúng lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, là một tâm điểm trong phong trào vì quyền của phụ nữ. Vào ngày quốc tế phụ nữ, Liên đoàn Điền kinh thế giới vui mừng khi củng cố cam kết về cân bằng giới trong cơ cấu quản lý của mình.

Việc thành lập Lực lượng đặc nhiệm lãnh đạo giới là để khuyến khích nhiều phụ nữ tham gia môn thể thao điền kinh hơn và cung cấp lộ trình và chương trình để tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm điều đó.
Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh thế giới Sebastian Coe cũng tin rằng bất kỳ tổ chức nào khi có sự hiện diện của phụ nữ ở mọi cấp độ quản lý sẽ trở nên mạnh hơn và hoạt động hiệu quả hơn.

Stephanie Hightower, phụ trách Lực lượng đặc nhiệm lãnh đạo về giới cho biết, việc đặt ra mục tiêu là quan trọng nhưng thực tế  cho thấy các mục tiêu phải được hỗ trợ bởi các chương trình giáo dục và phát triển đưa nhiều phụ nữ đến với tất cả các lĩnh vực của thể thao bao gồm cả các vị trí kỹ thuật, y tế, HLV và quản lý thể thao.

Điền kinh từ lâu đã đã đóng vai trò tiên phong cả trong và ngoài thi đấu trong mục tiêu tạo ra và đảm bảo bình đẳng giới. Tại trụ sở của Liên đoàn điền kinh thế giới, 51% nhân viên là phụ nữ và 40% trong số đó ở vị trí quản lý.

Ủy ban Olympic quốc gia Kazakhstan và Afghanistan ký thỏa thuận hợp tác (Ảnh:insidethegames)

Ủy ban Olympic quốc gia Kazakhstan và Afghanistan ký thỏa thuận hợp tác

Một thỏa thuận hợp tác đã được ký kết giữa Ủy ban Olympic quốc gia Afghanistan và Ủy ban Olympic quốc gia của Cộng hòa Kazakhstan.

Theo đó, thỏa thuận có bao gồm cả hoạt động tập huấn dành cho các HLV Afghanistan và các nhà quản lý thể thao, xây dựng các khóa tập huấn cho HLV và VĐV tại  Kazakhstan và trao đổi các HLV cũng như đưa VĐV tham gia vào các giải đấu quốc tế và khu vực.

Thỏa thuận này được ký kết nhân phiên họp toàn thể lần thứ 38 của Hội đồng Olympic châu Á tại Bangkok. Một phái đoàn cảu Ủy ban Olympic quốc gia Afghanistan do Quyền Tổng thư ký Talal Al Shinqeeti làm trưởng đoàn đã tham gia phiên họp. Cùng đi còn có Giám đốc kỹ thuật và thể thao Ahmed Al Tayeb, quản lý văn phòng quản lý và phát triển Batti Al Abdouli

Phía Kazakhstan có Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia của Cộng hòa Kazakhstan. Andrey Kryukov. Afghanistan đã tham gia 14 kỳ Thế vận hội mùa hè kể từ lần đầu tiên có mặt tại sân chơi này vào năm 1936 tuy nhiên luôn bị gián đoạn do chiến tranh và xung đột.

Afghanistan giành chiến huy chương Olympic đầu tiên tại Bắc Kinh 2008 do công của Rohullah Nikpai với HCĐ nội dung 58kg nam môn Taekwondo và giành chiếc huy chương thứ Hai tại Luân Đôn 2012 và HCĐ của Nikpai ở hạng 68kg.

A.T

Ảnh trong bài
  • Vị trí Phó Chủ tịch nữ đầu tiên của Liên đoàn Điền kinh thế giới sẽ được bầu vào năm 2019