Tokyo 2020 hy vọng Paralympic có thể khiến Nhật Bản trở nên dễ tiếp cận hơn

Ban tổ chức Paralympic Tokyo 2020 tại Tokyo hy vọng sự kiện này có thể làm cho Nhật Bản trở thành địa điểm dễ tiếp cận. Những loại di sản mà Thế vận hội để lại luôn là mối quan tâm lớn đối với các nhà tổ chức và Tokyo 2020 coi đó là cơ hội để mang lại "sự thay đổi xã hội".

Tổng Giám đốc Tokyo 2020 Toshirō Mutō chia sẻ cùng Thông tấn Nhật Bản Kyodo News rằng theo quan điểm của Ban tổ chức, mục tiêu tổ chức Paralympic xuất phát từ mong muốn mang đến những thay đổi cho xã hội. Hướng tới Tokyo 2020, nhiều luật mới đã được ban hành để cải thiện khả năng tiếp cận, bao gồm cả lệnh thực thi "không rào cản" đối với một số khách sạn nhất định.

Theo quy định mới, từ tháng 9 năm 2019, các khách sạn có kế hoạch xây dựng hoặc cải tạo 50 phòng trở lên, phải đảm bảo ít nhất một phần trăm trong số đó cho người dùng xe lăn.

Một trong những mục tiêu ưu tiên của Ủy ban Paralympic quốc tế là tạo nên những xã hội dễ tiếp cận hơn trên toàn thế giới. Ủy ban Paralympic quốc tế đánh giá cao những nỗ lực của chính quyền Nhật Bản trong nỗ lực tạo nên các phòng khách dễ tiếp cận. Đây thực sự là động thái tích cực.

Cải thiện khả năng tiếp cận các phòng khách tại khách sạn Nhật Bản là minh chứng cho di sản hữu hình của Paralympic Tokyo 2020. Khoảng 1.800 người sử dụng xe lăn dự kiến sẽ tham dự Thế vận hội.

Phụ trách điều hành Ủy ban Paralympic quốc tế Xavier Gonzalez cho biết Thế vận hội đang đóng vai trò là chất xúc tác để thay đổi xã hội và lợi ích sẽ được cảm nhận rõ ràng sau khi Thế vận hội kết thúc. Điều này sẽ góp phần đưa Tokyo nói riêng và Nhật Bản trở nên hoàn hảo và toàn diện hơn.

Ủy ban Olympic Estonia đã công bố triển khai chương trình thể thao thành tích cao mới với tên gọi "Đội tuyển Estonia" (Ảnh: insidethegames)

Ủy ban Olympic Estonia công bố chương trình thể thao thành tích cao mới

Theo đó, Ủy ban Olympic Estonia đã công bố triển khai chương trình thể thao thành tích cao mới với tên gọi "Đội tuyển Estonia". Tuyên bố này được đưa ra tại Paide trong Diễn đàn thể thao Estonia lần thứ chín tại Tallinn, diễn ra bốn năm một lần để thảo luận về các vấn đề chính trong thể thao.

Diễn đàn có sự tham gia của đại diện các tổ chức thể thao, chính quyền trung ương và địa phương. Chương trình này được triển khai dựa trên sự phối hợp giữa Ủy ban Olympic Estonia và Bộ Văn hóa Estonia.

Chương trình sẽ mang đến cho các VĐV thành tích cao và các HLV hệ thống hỗ trợ mở rộng nhằm tăng số lượng huy chương giành được cho Estonia tại các giải vô địch quốc tế.

Chương trình cũng sẽ bao gồm các môn thể thao Olympic và không Olympic sẽ được triển khai vào năm 2019 và có giá trị trong vòng năm năm. Ủy ban Olympic Estonia cũng đã thảo luận làm thế nào để thúc đẩy thể thao và hoạt động thể chất thường xuyên trong giới trẻ Estonia, trong đó có đề xuất với Chính quyền địa phương hỗ trợ 5% ngân sách hàng năm cho các hoạt động thể thao đến năm 2025.

Chủ tịch Ủy ban Olympic Estonia Kersti Kaljulaid, cho biết Estonia lần đầu tiên tham dự Olympic Antwerp 1920. Estonia tham gia thi đấu tại các sự kiện thể thao Olympic mùa hè bao gồm cả Berlin 1936. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Estonia đã tham gia thi đấu với vai trò quốc gia độc lập tại Thế vận hội mùa đông tại Albertville vào năm 1992 giành 41 huy chương trong đó có 13 HCV.

Estonia không giành được bất cứ HCV nào kể từ Bắc Kinh 2008. Tại Rio 2016, Estonia chỉ giành được 1 HCĐ môn Rowing. Tại Thế vận hội mùa đông PyeongChang 2018, Estonia cũng lỗi hẹn với màu huy chương.

A.T

Ảnh trong bài
  • Tokyo 2020 hy vọng Paralympic có thể khiến Nhật Bản trở nên dễ tiếp cận hơn