Sáng kiến đã được đưa ra bởi Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu hợp tác với Ủy ban Olympic quốc tế, tại Hội nghị cấp cao. Sáng kiến được triển khai nhằm mục đích thiết lập chu trình cho thế giới thể thao trong quá trình giải quyết biến đổi khí hậu thông qua các cam kết và quan hệ đối tác cụ thể, đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn đã được xác minh để đo lường, giảm và báo cáo khí thải nhà kính - phù hợp với Thỏa thuận Paris.
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach cho biết, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là trách nhiệm của mọi người và Ủy ban Olympic quốc tế với tư cách là một tổ chức, chủ sở hữu của Thế vận hội Olympic, lãnh đạo phong trào Olympic khẳng định thể thao là hành động, và thế giới cần hành động khẩn cấp để hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu. Phong trào Olympic và cộng đồng thể thao nói chung cam kết đóng góp cho sáng kiến hành động khí hậu.
Ủy ban Olympic quốc tế tự hào đảm nhận vai trò lãnh đạo trong sáng kiến hành động khí hậu trong Thể thao. Hoàng tử Albert II, Chủ tịch Ủy ban Di sản và Bền vững của Ủy ban Olympic quốc tế cho biết, với quy mô, sức hấp dẫn toàn cầu, sức mạnh truyền cảm hứng và ảnh hưởng đến hàng triệu người, thể thao được coi là công cụ độc đáo để thúc đẩy hành động khí hậu toàn cầu và khuyến khích đám đông tham gia.
Thể thao cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Tuyết không có và mùa đông ấm áp đang đe dọa các môn thể thao mùa đông, và nhiệt độ mùa hè tăng và các kiểu thời tiết không thể đoán trước đang ngày càng thách thức đối với các VĐV thể thao mùa hè, người tổ chức sự kiện và khán giả.
![](/Portals/0/EasyDNNNews/23265/23265_35595.jpg) |
Thể thao cũng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu (Ảnh: Gettty Images) |
Tham gia hành động vì khí hậu trong thể thao gồm các liên đoàn thể thao, giải đấu và các CLB thể thao - cùng nhau xây dựng chương trình hành động về khí hậu cho thể thao, tuân thủ năm nguyên tắc: thúc đẩy trách nhiệm lớn hơn với môi trường, giảm tác động của khí hậu, giáo dục về hành động khí hậu, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và có trách nhiệm và ủng hộ hành động vì khí hậu thông qua truyền thông. Sáng kiến cũng nhằm mục đích sử dụng thể thao để thúc đẩy nhận thức và hành động về khí hậu toàn cầu.
Ủy ban Olympic quốc tế, Ban tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020 và Paris 2024, các tổ chức thể thao như Đua thuyền buồm thế giới, Lướt ván thế giới, giải Quần vợt Roland Garros và Forest Green Rovers - một CLB bóng đá chuyên nghiệp, có trụ sở tại Vương quốc Anh dành riêng cho bóng đá xanh. Các VĐV trên khắp nơi trên thế giới đã gửi lời ủng hộ cho chương trình này.
Với vai trò tiên phong, Ủy ban Olympic quốc tế sẽ hỗ trợ cho các bên tham gia kiến thức và thực hiện các nguyên tắc hướng dẫn của Chương trình. Để hỗ trợ, Ủy ban Olympic quốc tế đã phát hành hai hướng dẫn thực tế: Trong đó Phương pháp Dấu chân Carbon cho Olympic và Paralympic, hướng dẫn chi tiết cho Ban tổ chức về cách đo lượng khí thải carbon của Olympic và Paralympic; và hướng dẫn thứ hai là Thể thao đối với Hành động Khí hậu, phối hợp với Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu, cung cấp cho Phong trào Olympic kiến thức chung về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và quản lý khí thải carbon.
Tính bền vững là nguyên tắc hoạt động của Phong trào Olympic và là một trong ba trụ cột của lộ trình chiến lược cho tương lai - Chương trình nghị sự Olympic 2020. Biến đổi khí hậu có một vị trí nổi bật trong công tác bền vững của Ủy ban Olympic quốc tế, là một trong năm lĩnh vực trọng tâm và là chủ đề của Chiến lược bền vững của Ủy ban Olympic quốc tế. Mục đích chiến lược dài hạn vào năm 2030 của Ủy ban Olympic quốc tế là đưa ra các chiến lược giảm carbon hiệu quả cho các hoạt động và sự kiện, phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris.
Ủy ban Olympic quốc tế cũng yêu cầu Ban tổ chức Thế vận hội thúc đẩy, triển khai các kế hoạch quản lý carbon, bao gồm hành động để thúc đẩy các giải pháp carbon thấp và bù đắp khí thải nhà kính. Là tổ chức chủ quản, Ủy ban Olympic quốc tế đã đưa ra các biện pháp giảm lượng carbon và đang bù đắp lượng khí thải còn lại nhờ vào Đối tác Carbon chính thức của mình, Dow. Ủy ban Olympic quốc tế cũng hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp về các vấn đề liên quan đến khí hậu cho Liên đoàn Thể thao quốc tế và Ủy ban Olympic quốc gia.
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc diễn ra từ ngày 2 đến 14 tháng 12 tại Katowice, Ba Lan. Tham dự Hội nghị thượng đỉnh, các quốc gia dự kiến sẽ hoàn thiện Chương trình làm việc theo Thỏa thuận Paris, cần thiết để thực hiện Thỏa thuận Paris và hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu xuống 1,5 ° C.
A.T