Qua đó, Ủy ban Olympic Brazil mong muốn tái khẳng định cam kết của mình về một môi trường lành mạnh trong thể thao cũng như mở ra cho các VĐV một con đường để báo cáo các trường hợp quấy rối tình dục và suy đồi đạo đức.
Chính sách này sẽ được thi hành bởi các đại diện Brazil tham dự các giải thể thao quốc tế cũng như tất cả các nhân viên và thành viên các cấp độ quản lý của Ủy ban Olympic Brazil, các nhà cung cấp dịch vụ và tình nguyện viên.
Mọi hành vi vi phạm chính sách sẽ bị xử phạt từ phạt tiền đến cấm thi đấu thể thao Olympic. Chủ tịch Ủy ban Olympic Brazil Paulo Wanderley cho biết, tập hợp các hành động được đề cập tới tại chính sách này sẽ đảm bảo để không chỉ VĐV mà còn các Bên liên quan trong lĩnh vực thể thao Brazil sẽ được cung cấp một môi trường thân thiện, được bảo vệ khỏi quấy rối tình dục và suy đồi đạo đức.
Đưa chính sách này vào thực tiễn, Ủy ban Olympic Brazil đã tiến thêm một bước quan trọng tới mục tiêu tăng cường đạo đức và tính toàn vẹn trong thể thao. Trong quá trình xây dựng chính sách dự thảo, Ủy ban Olympic Brazil cũng đã có được sự hỗ trợ của Cơ quan Phụ nữ Liên hiệp quốc, tổ chức cung cấp những thông tin và định hướng cho quá trình xây dựng.
Bên cạnh đó, chính sách cũng tham chiếu những văn bản được Ủy ban Olympic quốc tế ban hành vào tháng 11/2017 nhằm bảo vệ các VĐV khỏi lạm dụng và quấy rối tình dục trong thể thao.
Chính sách này cũng hướng tới mục tiêu chung của phong trào Olympic hướng tới và cũng là một phần của Chương trình nghị sự Olympic 2020. Chủ tịch Wanderley cho biết, mục tiêu chính là để thiết lập nên môi trường tập luyện và làm việc lành mạnh hơn cho các VĐV. Chính sách này được thông qua là một trong những điều tốt đẹp nhất của thế giới thể thao và bởi Brazil đã tham gia vào một nhóm các quốc gia được tuyển chọn sẽ ban hành và triển khai những chính sách chống lại quấy rối gồm: Mỹ, Vương Quốc Anh, Nauy, Canada và Úc.
Chính sách này sẽ được rà soát, xây dựng hướng dẫn triển khai thực hiện tại các cuộc họp của Ủy ban VĐV, Ban các Giám đốc và các Chủ tịch các Liên đoàn Brazil.
|
Ủy ban Olympic và Liên đoàn Thể thao châu Phi đã ký kết thỏa thuận hợp tác với thành phố Machida nhằm cho phép các VĐV sử dụng cơ sở hạ tầng tập luyện tại đây, tích cực chuẩn bị cho Tokyo 2020 (Ảnh: insidethegames) |
Ủy ban Olympic và Liên đoàn Thể thao châu Phi ký kết thỏa thuận hợp tác với thành phố Machida hướng tới Tokyo 2020
Ủy ban Olympic và Liên đoàn Thể thao châu Phi đã ký kết thỏa thuận hợp tác với thành phố Machida nhằm cho phép các VĐV sử dụng cơ sở hạ tầng tập luyện tại đây, tích cực chuẩn bị cho Tokyo 2020. Chủ tịch Ủy ban Olympic và Liên đoàn Thể thao châu Phi Gideon Sam khẳng định thỏa thuận được ký kết lần này là kết quả tiếp ngay sau thỏa thuận được ký kết với thành phố Iizuka, cho phép các VĐV người khuyết tật tới tập huấn và chuẩn bị cho Tokyo 2020.
Như vậy, với hai thỏa thuận ký kết với hai thành phố Machida và Iizuka, các VĐV và VĐV người khuyết tật Châu Phi sẽ có cơ hội để tập luyện và hướng tới Thế vận hội mùa hè kể từ đầu năm 2019.
Thỏa thuận ký kết với thành phố Machida sẽ có giá trị trong cả hai năm 2019 và 2020 và sử dụng cơ sở hạ tầng tập luyện tiêu chuẩn hàng đầu thế giới. Ủy ban Olympic và Liên đoàn Thể thao châu Phi cũng bày tỏ hy vọng rằng các hoạt động tập huấn tiền Thế vận hội sẽ giúp các VĐV có được sự chuẩn bị đầy đủ nhất.
Ủy ban Olympic và Liên đoàn Thể thao châu Phi cũng tin tưởng rằng bên cạnh thỏa thuận được ký kết với thành phố Iizuka và Fukuoka, thỏa thuận ký kết với Machida sẽ góp phần vào việc sử dụng cơ sở hạ tầng đẳng cấp có thể giúp các VĐV châu Phi thách thức đối thủ quốc tế của mình nhằm giành huy chương tại Thế vận hội.
Nam Phi hy vọng sẽ xây dựng lại thành tích đạt được tại Rio 2016, nơi ghi dấu thành tích 10 huy chương trong đó có 2 HCV của Caster Semenya và Wayde van Niekerk, 6 HCB và 2 HCĐ. Thể thao người khuyết tật cũng giành được 17 huy chương tại Paralympic Rio năm 2016 với 7 HCV, 6 HCB và 4 HCĐ.
A.T