Ủy ban Phụ nữ và Thể thao Hội đồng Olympic châu Á mong muốn thúc đẩy nữ giới nắm vai trò lãnh đạo

Thành viên Ủy ban Olympic quốc tế mới được bổ nhiệm Samira Asghari của Afghanistan đã đóng vai trò khách mời tham dự buổi làm việc với Ủy ban Phụ nữ và Thể thao Hội đồng Olympic châu Á tại Prince Sakura Tower tại Tokyo vào ngày hôm qua 27/11.

Ủy ban Phụ nữ và Thể thao Hội đồng Olympic châu Á mong muốn thúc đẩy nữ giới nắm vai trò lãnh đạo (Ảnh:ocasia)

Samira Asghari nắm giữ vai trò tiên phong trong phong trào thể thao mới 24 tuổi đã trở thành thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế đã cùng tham gia thảo luận và cam kết để thúc đẩy những quan tâm và sáng kiến của Ủy ban Phụ nữ và Thể thao Hội đồng Olympic châu Á ở cấp độ cao nhất.

Châu Á hiện có sáu thành viên nữ là thành viên Ủy ban Olympic châu Á, trong đó có hai thành viên của Trung Quốc và bốn thành viên còn lại đến từ Ấn Độ, Philippines, Thái Lan và Afghanistan.

Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ và Thể thao Hội đồng Olympic châu Á, Natalya Sipovich của Kazakhstan đã chào đón các thành viên và thực hiện loạt các thảo luận về những vấn đề mà phụ nữ phải đối mặt trong thể thao ở một số quốc gia châu Á.

Trong khi mức độ tham gia của các VĐV ở những môn thể thao trọng yếu ngày càng tăng ví dụ 43% số lượng VĐV tham dự Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 của Hội đồng Olympic châu Á tại Indonesia vào tháng Tám vừa qua là nữ thì vẫn còn rất nhiều việc phải làm để cải thiện số lượng đại diện nữ trong công tác quản lý.

Điều này phụ thuộc vào số lượng HLV, quan chức kỹ thuật cũng như thành viên trong Ủy ban Olympic quốc gia châu Á khi chỉ một trong số 45 Ủy ban Olympic quốc gia có Chủ tịch là nữ đó là Ủy ban Olympic quốc gia Lào và chỉ bốn Tổng thư ký là nữ.

Trong đó có thành viên Ủy ban Phụ nữ và thể thao Hội đồng Olympic châu Á Hellen Sarita de Lima của Ủy ban Olympic quốc gia Indonesia và Jackie Shen Yi-Ting của Đài Bắc, Trung Quốc.

Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ và Thể thao Hội đồng Olympic châu Á, Natalya Sipovich của Kazakhstan bày tỏ hy vọng vào tương lai gần thực trạng này sẽ được thay đổi và thế giới sẽ chứng kiến nhiều đại diện nữ trong vai trò lãnh đạo của các Ủy ban Olympic quốc gia.

Để đạt được mục tiêu này, Ủy ban Phụ nữ và Thể thao Hội đồng Olympic châu Á đang đệ trình lên Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á về việc kêu gọi tất cả các Ủy ban Olympic quốc gia tăng số lượng đại diện nữ trong vai trò lãnh đạo thể thao.

Chủ tịch Sipovich cũng nhấn mạnh trong thư gửi Hội đồng Olympic châu Á rằng Ủy ban Phụ nữ và Thể thao Hội đồng Olympic châu Á tự tin sẽ đạt được mục tiêu về cân bằng giới trong thể thao ở châu Á thông qua những hành động cụ thể và cam kết chính trị mạnh mẽ của tất cả các nhà lãnh đạo thể thao,

Bà Sipovich và các thành viên Ủy ban của mình cũng đã gửi thư tới 45 Ủy ban Olympic quốc gia để thúc giục để cử các ứng cử viên cho 16 Ủy ban thuộc Hội đồng Olympic quốc gia châu Á. Các Ủy ban này sẽ được thành lập sau Đại hội toàn thể của Hội đồng Olympic châu Á tại Băng Cốc vào ngày 3/2 năm sau.

Ủy ban cũng nghe các báo các liên quan tới những hoạt động và các rào cản, vấn đề phải mà phụ nữ phải đối mặt trong thể thao trong năm khu vực của Hội đồng Olympic châu Á.

Ở khu vực Đông Nam Á, Ủy ban Olympic quốc gia Singapore đã thành lập một Ủy ban Phụ nữ và Thể thao để hoàn thành một ngôi nhà đầy đủ gồm 11. Vai trò Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia trong khu vực. Chủ tịch Ủy ban Phụ nữ và Thể thao Liên đoàn Đại hội thể thao Đông Nam Á đã được chuyển đến Philippines với tư cách là nước chủ nhà của SEA Games tiếp theo vào năm 2019, sau đó sẽ chuyển đến Việt Nam vào năm 2021.

Các đại diện tham dự cuộc họp đến từ Jordan, Thái Lan, Đài Bắc Trung Quốc, Nepal, Hàn Quốc, Pakistan, Oman, Iran và Indonesia.

Thông tin bên lề, Ủy ban Olympic quốc gia Đài Bắc Trung Quốc đang có kế hoạch tổ chức một hội nghị quốc tế về "môn thể thao an toàn" nhằm thu hút sự chú ý đến vấn đề quấy rối tình dục ngày càng tăng liên quan đến HLV và VĐV. 

A.T

Ảnh trong bài
  • Ủy ban Phụ nữ và Thể thao Hội đồng Olympic châu Á mong muốn thúc đẩy nữ giới nắm vai trò lãnh đạo