Diễn đàn hai ngày thu hút sự tham gia của 79 VĐV đại diện cho 44 Ủy ban Olympic quốc gia cũng cho thấy sự lạc quan về bình đẳng giới khi có 40 đại diện VĐV là nữ và 39 đại diện VĐV là nam. Con số này cũng cho thấy việc tuân thủ nghiêm túc chương trình nghị sự Olympic 2020, một phần lộ trình chiến lược của Ủy ban Olympic quốc tế.
Chủ tịch Sheikh Ahmad tin tưởng rằng các VĐV - trái tim của mọi phong trào, đối tượng mà Hội đồng Olympic châu Á đang xây dựng kế hoạch, phối hợp để mang đến môi trường tốt nhất nhằm tham gia vào các sự kiện thể thao Olympic, tại các sự kiện diễn ra trên quê hương, khu vực và châu lục của mình. Chủ tịch Sheikh Ahmad rất tự hào khi tham dự Diễn đàn và chứng kiến những thành tựu đã đạt được. Hội đồng Olympic châu Á mong muốn được trở thành một hình mẫu trong mắt các châu lục khác.
Một trong những mục tiêu chính của Diễn đàn là thiết lập nên nền tảng cho các Ủy ban VĐV thuộc 45 Ủy ban Olympic quốc gia Hội đồng Olympic châu Á. Nếu mục tiêu này đạt được, các VĐV sẽ khẳng định vững chắc tiếng nói của mình.
Chủ tịch Sheikh Ahmad cho biết Diễn đàn cũng nhấn mạnh trách nhiệm hỗ trợ cho Quỹ đoàn kết Olympic Ủy ban Olympic quốc tế, Hội đồng Olympic châu Á và Ủy ban VĐV Hội đồng Olympic châu Á. Chủ tịch Sheikh Ahmad cũng bày tỏ lời cảm ơn Ủy ban Olympic Nhật Bản và Trung tâm Huấn luyện quốc gia vì sự hỗ trợ tích cực trong công tác tổ chức Diễn dàn.
|
Chủ tịch Ủy ban VĐV Hội đồng Olympic châu Á, Koji Murofushi và Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á H.E. Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah thảo luận trước khai mạc Diễn đàn (Ảnh:ocasia) |
Diễn đàn VĐV Hội đồng Olympic châu Á tìm kiếm những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực chính
Chủ tịch Ủy ban VĐV Hội đồng Olympic châu Á, Koji Murofushi, tin tưởng rằng Diễn đàn VĐV Hội đồng Olympic châu Á tại Tokyo sẽ đạt được những kết quả đáng ngạc nhiên.
Tại Diễn đàn, các đại biểu được nghe phần trình bày của Ủy ban Olympic quốc tế, Quỹ đoàn kết Olynpic, Ủy ban VĐV, Hiệp hội Olympic thế giới, Hội đồng thể thao Nhật Bản, Tổ chức chống doping Nhật Bản và Tokyo 2020.
Chủ tịch Koji Murofushi cũng nhấn mạnh rằng các VĐV không chỉ lắng nghe các phần trình bày nêu trên mà còn trực tiếp tham gia thảo luận về chương trình nghị sự được đề xuất bởi Ủy ban VĐV Ủy ban Olympc quốc tế để từ đó đưa ra được những đề xuất, thảo luận hiệu quả.
Chủ tịch Murofushi nhấn mạnh sự ưu tiên và quan tâm đáng kể đối với lợi ích của VĐV mà Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á HE Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah đã đề cập. Sự quan tâm này góp phần gia tăng việc trao quyền cho các VĐV trong suốt phong trào Olympic.
Diễn đàn tập trung thảo luận cách thức có thể tạo ra sự thay đổi tích cực cho các VĐV ở châu Á và trên thế giới, cách thức tạo ra sự thay đổi tích cực cho môi trường nơi các VĐV có thể cảm thấy an toàn trong khi luyện tập và thi đấu. Khả năng tạo nên những thay đổi tích cực thông qua phối hợp thông tin để thiết lập nên Ủy ban VĐV đầy đủ, góp phần khẳng định vai trò tiếng nói của VĐV.
Chủ tịch Murofushi cho biết các VĐV nên cảm thấy may mắn bởi vào thời điểm này Phong trào Olympic đã hỗ trợ đầy đủ cho khu vực. Cần tập trung tìm ra giải pháp để tận dụng triệt để lợi ích của việc tổ chức Thế vận hội Olympic ở châu Á ba lần liên tiếp là PyeongChang 2018, Tokyo 2020 và Bắc Kinh 2022.
Chủ tịch Murofushi cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao đổi, chia sẻ kiến tthức, kinh nghiệm cá nhân và trên tất cả, tinh thần làm việc theo nhóm vì một mục tiêu chung - trao quyền và ảnh hưởng cho các VĐV trên khắp thế giới. Chủ tịch Murofushi tin rằng, khi diễn đàn kết thúc, chúng ta sẽ có chứng kiến một kết quả tuyệt vời đó là toàn bộ châu Á thống nhất thành một nhóm
A.T