|
Văn bản nền tảng mang tính đột phá đã được xây dựng và hoàn thiện sau một quá trình dài tổng hợp quan điểm và ý kiến của hơn 4200 VĐV đỉnh cao của 190 quốc gia (Ảnh: Olympic) |
Văn bản nền tảng mang tính đột phá đã được xây dựng và hoàn thiện sau một quá trình dài tổng hợp quan điểm và ý kiến của hơn 4200 VĐV đỉnh cao từ 190 quốc gia.
Tuyên bố thiết lập các nguyên tắc cơ bản và linh hoạt để thích ứng với nhu cầu của vận động viên các môn thể thao và các quốc gia, Tuyên bố của vận động viên bao gồm 12 quyền và 10 trách nhiệm, liên quan tới các vấn đề như chống doping, tính toàn vẹn, thể thao sạch, sự nghiệp, truyền thông, quản trị, phân biệt đối xử, thủ tục tố tụng, quấy rối và lạm dụng.
Xuất phát từ Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và các tiêu chuẩn nhân quyền được quốc tế công nhận, Tuyên ngôn đã xây dựng một tập hợp chung các quyền, trách nhiệm, nguyện vọng đối với các vận động viên trong Phong trào Olympic.
Tuyên bố này cũng tuân thủ Hiến chương Olympic, biểu thị thực trạng của tuyên bố trong Phong trào Olympic, tái khẳng định cam kết của Phong trào Olympic để hỗ trợ các vận động viên trong sự nghiệp thể thao và phi thể thao của họ. Tuyên bố cũng đảm bảo cấu trúc có thể sửa đổi khi cần thiết.
Là quá trình liên tục và không ngừng phát triển, Tuyên bố của vận động viên là một tài liệu sống, thường xuyên được cập nhật và sửa đổi nhằm đảm bảo sự liên quan xuyên suốt. Chủ tịch Ủy ban VĐV Ủy ban Olympic quốc tế Kirsty Coventry bày tỏ sự tự hào về thành tựu này. Tuyên bố VĐV là văn bản được xây dựng nên bởi cộng đồng VĐV, đại diện cho một khoảnh khắc lịch sử để công nhận quyền và trách nhiệm của VĐV trên toàn cầu.
Đây không chỉ là văn bản có thời gian xây dựng và hoàn thiện kéo dài, tuy nhiên khi văn bản hoàn thiện đó không phải là thời điểm kết thúc mà Ủy ban Olympic quốc tế mong muốn tiếp tục cam kết với tất cả các đối tác, các đại diện VĐV và VĐV. Ủy ban Olympic quốc tế mong muốn mang đến cho các VĐV cơ hội để chia sẻ tiếng nói của mình, để nói về những vấn đề quan tâm nhất, ý kiến của các VĐV được phản ánh rõ ràng trong Tuyên bố này.
Tuyên bố này được triển khai dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo chủ trì bởi VĐV đua xe mạo hiểm và cũng là VĐV Olympic. Ban chỉ đạo gồm 20 VĐV đại diện cho phong trào Olympic, mười VĐV đến từ các Liên đoàn quốc tế, năm VĐV đến từ Hiệp hội Ủy ban Olympic quốc gia, một VĐV đến từ Ủy ban Paralympic quốc tế, một VĐV đến từ Hiệp hội Olympic thế giới và ba VĐV đến từ Ủy ban VĐV Ủy ban Olympic quốc tế.
Trưởng Ban chỉ đạo Sarah Walker cho biết phụ trách Ban chỉ đạo làm việc về Tuyên bố VĐV trong hơn một năm qua là vinh dự và cũng là trải nghiệm thú vị. Các thành viên cùa Ban đã làm việc rất chăm chỉ để đảm bảo tạo ra được một văn bản có khả năng trao quyền và hỗ trợ các VĐV và đại diện cho tiếng nói của VĐV.
Trưởng Ban chỉ đạo Sarah Walker tự hào vì rất nhiều VĐV trên khắp thế giới đã góp phần tích cực tạo nên Tuyên bố này. Đây là thời điểm lịch sử, tuy nhiên chỉ mới là khởi đầu và những người thực hiện cam kết sẽ khuyến khích tiếp tục đối thoại đối với cộng đồng VĐV toàn cầu và tất cả các đối tác khác để đảm bảo sự liên quan và hiệu quả liên tục của Tuyên bố VĐV.
Ngoài việc trở thành đại diện VĐV cho các tổ chức thể thao chủ quản, các thành viên Ban Chỉ đạo đã tham gia 44 sự kiện Olympic hoặc Paralympic, giành 37 huy chương, cũng như ít nhất 85 giải vô địch thế giới và tại những giải này các thành viên Ban chỉ đạo đã giành được 61 huy chương.
Ý tưởng về Tuyên bố VĐV được hình thành vào đầu năm 2017 và được đưa ra thảo luận trong các Ủy ban VĐV. Ý tưởng này được phát triển và trở thành một phần chiến dịch của Ủy ban VĐV Ủy ban Olympic quốc tế. Tuyên bố VĐV đã được thảo luận với hơn 100 đại diện VĐV tại Diễn đoàn VĐV quốc tế Ủy ban Olympic quốc tế vào tháng Mười một năm 2017 tại Lausanne, Thụy Sĩ.
Sau đó, một cuộc khảo sát đầu tiên đã được hoàn thành với gần 200 đại diện VĐV của 66 quốc gia và 77 môn thể thao, để xây dựng các chủ đề, loại quyền và trách nhiệm được đưa vào Tuyên bố của VĐV. Ban chỉ đạo phát động một cuộc khảo sát thứ hai vào tháng Bảy năm 2018 được xây dựng dựa trên kết quả từ lần đầu tiên.
Kết quả là 4.292 đại diện của 190 quốc gia và hơn 120 môn thể thao (bao gồm tất cả 91 môn Olympic và Paralympic) đã hoàn thành và chia sẻ tiếng nói của họ về các chủ đề khác nhau. Cùng với đó, Ban chỉ đạo cũng tiến hành tham vấn với các bên liên quan. Các cuộc khảo sát và tham vấn kết thúc vào tháng 9 và kết quả cuối cùng đã được trình lên Ban điều hành Ủy ban Olympic quốc tế vào ngày 3 tháng Mười.
ĐQC