Ủy ban Olympic quốc tế quyết định thành lập đội tuyển Olympic người tị nạn tại Tokyo 2020

Theo đó, một đội tuyển Olympic người tị nạn sẽ được thành lập để tham dự sự kiện thể thao mùa hè lớn nhất thế giới Tokyo 2020. Quyết định này được đưa ra vào ngày 10/10 bởi các thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế tại phiên họp lần thứ 133 ở Buenos Aires.

Đội tuyển Olympic người tị nạn tại Olympic Ri 2016 (Ảnh: africanews)

Sáng kiến này là sự tiếp nối cam kết của Ủy ban Olympic quốc tế trong việc đóng vai trò góp phần làm giảm khủng hoảng vấn nạn người tị nạn toàn cầu cũng như tạo nên cơ hội để truyền tải thông điệp về tình đoàn kết và hy vọng đến với hành triệu người tị nạn và VĐV người tị nạn trên khắp thế giới.

Phiên họp của Ủy ban Olympic quốc tế đã sử dụng Quỹ đoàn kết Olympic để tạo điều kiện cho việc tham gia và xác định quy trình tuyển chọn ra đội tuyển này. Những yếu tố này sẽ được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ giữa Ủy ban Olympic quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế, Ban tổ chức Tokyo 2020 và Cao Ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn. Tổ chức tị nạn Liên hiệp quốc. Thông báo chính thức về thành viên của đội tuyển người tị nạn tham dự Olympic Tokyo 2020 sẽ được đưa ra vào năm 2020.

Chủ tịch Ủy ban Olympic Thomas Bach cho biết, phiên họp của Ủy ban Olympic quốc tế một lần nữa bày tỏ sự ủng hộ sáng kiến này. Ý tưởng thành lập nên đội tuyển Olympic tị nạn đã được hình thành từ trước Thế vận hội mùa hè 2016 và tiếp tục tồn tại, hình thành và hiện hữu tại Rio 2016.

Ủy ban Olympic quốc tế sẽ làm hết sức mình để chào đón các VĐV người tị nạn và mang đến cho họ ngôi nhà và lá cờ tại Làng Olympic ở Tokyo cùng với tất cả các VĐV Olympic đến từ 206 Ủy ban Olympic quốc gia. Đây là sự tiếp nối về một hành trình thú vị để nhắc nhở người tị nạn rằng họ không bị lãng quên.

Cao ủy viên Liên hiệp quốc về người tị nạn Filippo Grandi cũng bày tỏ quan điểm về quyết định này, rằng năm 2016, đội tuyển người tị nạn đã gây chú ý đối với cộng đồng trên khắp thế giới và chỉ ra khía cạnh nhân văn của vấn nạn người tị nạn toàn cầu thông qua thể thao. Cao ủy viên Filippo Grandi cũng nhấn mạnh rằng đây là truyền thống cần được phát huy tại Tokyo. Mang đến cho những VĐV tị nạn cơ hội được thi đấu ở mức đô cao nhất là điều đáng ngưỡng mộ.

Trở lại năm 2015, đội tuyển Olympic tị nạn đầu tiên được Ủy ban Olympic quốc tế thông báo. Mười VĐV đã được lựa chọn để đại diện cho những người gần như thường xuyên bị lãng quên. Đó đúng là thời khắc lịch sử, tại Brazil, khi đội tuyển gồm những người tị nạn lần đầu tiên tham dự một kỳ Thế vận hội mùa hè, Rio 2016.

Khi đội tuyển xuất hiện và ghi dấu ấn tại Lễ Khai mạc, 2 VĐV Bơi, 2 VĐV Judo, 1 VĐV chạy đường dài và năm VĐV chạy cự ly trung bình, những người đại diện cho các khu vực như: Ethiopia, Nam Sudan, Syria và Cộng hòa Dân chủ Congo đã trở thành biểu tượng cho 68,5 triệu người tị nạn, những người di tản, trở thành đại sứ toàn cầu thực sự cho giá trị Olympic.

Kể từ đó, Ủy ban Olympic quốc tế tiếp tục hỗ trợ mười VĐV Olympic người tị nạn cũng như một số VĐV người tị nạn khác ở năm châu lục thông qua CHương trình hỗ trợ VĐV người tị nạn của Quỹ đoàn kết Olympic.

Thông qua những học bổng với hình thức tập huấn hàng tháng và hỗ trợ thi đấu cố định, Quỹ đoàn kết Olympic và Ủy ban quốc gia chủ quản giúp các VĐV người tị nạn chuẩn bị tham gia thi đấu các giải quốc gia và quốc tế. Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn, thông qua thời gian hợp tác lâu dài với Ủy ban Olympic quốc tế, đóng vai trò quan trọng trong tất cả các giai đoạn lựa chọn, thông qua và theo dõi VĐV.

Hơn thế nữa vào tháng chín năm 2017, Ủy ban Olympic quốc tế đã công bố Quỹ Olympic người tị nạn để hỗ trợ rộng rãi hơn việc bảo vệ và trao quyền cho người di tản dễ bị tổn thương thông qua thể thao và tạo nên những khu vực an toàn.

Trong hơn 20 năm qua, với sự hợp tác cùng Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn, Ủy ban Olympic quốc tế đã cung cấp cứu trợ cho người tị nạn và người di tản bằng cách sự dụng sức mạnh của thể thao để thúc đẩy phát triển thanh niên, giáo dục, hội nhập xã hội và sức khỏe.

Những hành động này đã mang đến niềm vui và góp phần chữa lành tâm lý liên quan đến những người tị nạn trong nhiều trại và khu định cư trên khắp thế giới.

ĐQC

Ảnh trong bài
  • Ủy ban Olympic quốc tế quyết định thành lập đội tuyển Olympic người tị nạn tại Tokyo 2020