Biểu trưng cũng thể hiện những đặc điểm của xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc cùng sự phát triển trong kỷ nguyên mới và cũng thể hiện sự kết nối, đoàn kết và phát triển của Hội đồng Olympic châu Á. Thay mặt Ban tổ chức Hàng Châu, Thị trưởng Hàng Châu, ông Xu Liyi, cho biết, biểu trưng là sự thể thiện thời đại mới và tinh thần Olympic.
Nguyên bản, dễ nhận biết, biểu trưng cũng nhấn mạnh di sản và những nét khác lạ của thành phố chủ nhà, thể hiện nguyện vọng về một kỳ Đại hội thể thao châu Á thành công và xây dựng cộng đồng tương lai chung cho châu Á và nhân loại. Biểu trưng của Đại hội thể thao châu Á hàng châu sẽ được yêu thích và ghi nhớ cũng như ghi dấu ấn đáng tự hào vào phong trào Olympic ở châu Á và trên thế giới.
Phó Chủ tịch cấp cao Hội đồng Olympic châu Á Timothy Fok Tsun-ting đã gửi thông điệp của Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah trong đó nhấn mạnh sự đánh giá của Chủ tịch về biểu trưng của Đại hội thể hiện tính năng động và toát lên mọi khía cạnh độc đáo của thành phố Hàng Châu.
Từ nay cho tới khi Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 diễn ra vào năm 2022, biểu trưng sẽ trở nên quen thuộc trên khắp đất nước Trung Quốc, châu Á và trên khắp thế giới. Hội đồng Olympic châu Á kỳ vọng rằng Hàng Châu 2022 sẽ là một thành công lớn khác của Trung Quốc.
Ban tổ chức Hàng Châu đã thực hiện lời kêu gọi toàn cầu đối với thiết kế biểu trưng vào tháng Một và nhận được 4263 phản hồi trên khắp đất nước cũng như các quốc gia châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Qua nhiều vòng lấy ý kiến từ chuyên gia, mẫu biểu trưng của Giáo sư Yuan Youmin thuộc Học viện nghệ thuật trung Quốc đã được lựa chọn và thông qua bởi Ủy ban Olympic quốc gia và Ủy ban Olympic châu Á.
Cờ đăng cai sẽ được trao cho thành phố Hàng Châu tại lễ bế mạc Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18.
|
Thống đốc tỉnh Nam Sumatra Alex Noerdin (phải) (Ảnh: ocasia) |
Các địa điểm thi đấu tại thành phố đồng đăng cai Asian Games 18 - Palembang đều đạt tiêu chuẩn quốc tế
Thống đốc tỉnh Nam Sumatra Alex Noerdin cho biết, một trong những khu liên hợp thể thao tốt nhất thế giới đang chờ đón các VĐV tham dự Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 tại thành phố đồng tổ chức Palembang. Cũng theo Thống đốc Alex Noerdin, Thành phố thể thao Jakabaring là một trong những địa điểm tốt nhất trên thế giới, được xây dựng trên khu đất rộng 360 héc ta. Công trình được xây dựng với tiêu chuẩn quốc tế và ở khu vực trung tâm thành phố, rất dễ dàng để tiếp cận.
Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 sẽ được tổ chức tại Jakarta và Palembang từ ngày 18/8 - 2/9 với 40 môn thể thao, 67 phân môn và 465 nội dung. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội thể thao châu Á có thành phố đồng đăng cai tổ chức, ngoài Jakarta còn có Palembang cách Jakarta 1.000km với khoảng 50 phút di chuyển bằng máy bay.
Sân vận động chính nằm trong thành phố thể thao Jakabaring là sân vận động Gelora Sriwijaya, sẽ được sử dụng làm nơi thi đấu môn Bóng đá nữ và các môn thể thao khác sẽ được đăng cai tổ chức ở khu liên hợp gồm bắn súng, chèo thuyền, canoe/kayak, bowling trong nhà và ba môn phối hợp. Tại đây cũng có làng VĐV dành cho 3.000 VĐV và quan chức.
Thống đốc Noerdin cho biết, mọi công tác chuẩn bị, các địa điểm thi đấu đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, Palembang cũng có kinh nghiệm tổ chức một số giải thể thao quốc tế đa môn khác như SEA Games năm 2011. Tuy nhiên, Đại hội thể thao châu Á vẫn là một thách thức mới.
Hướng tới Lễ Khai mạc vào ngày 18/8, Thống đốc Noerdin cho biết ông thực sự vui mừng bởi từ SEA Games năm 2011 tại thành phố thể thao Jakarbaring đến nay, khu vực này mới lại có dịp chuẩn bị cho một sự kiện lớn sau mười năm. Đến giờ này Ban tổ chức địa phương vẫn làm việc không ngừng mặc dù mọi công tác chuẩn bị đã sẵn sàng.
Người dân nơi đây rất hạnh phúc và nhiệt tình, không chỉ các VĐV, quan chức và tất cả khách mời, không chỉ riêng Palembang mà cả Nam Sumatra đều đang trong bầu không khí "nóng". Palembang đã sẵng sàng cùng với Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 kể từ khi khai trương hệ thống đường sắt hạng nhẹ từ sân bay quốc tế tới trung tâm thành phố. Có 13 trạm trên chặng đường 24.5km và hệ thống đường sắt được xây dựng phía trên sông Musi nhằm giảm bớt tắc nghẽn giao thông trên cầu Ampera.
Từ sân bay quốc nội của Bandara, Ban tổ chức lên kế hoạch vận chuyển VĐV và quan chức trực tiếp từ sâ bay tới làng phía trong thành phố thể thao bằng hệ thống đường sắt hạng nhẹ. Với sự hỗ trợ của hệ thống đường sắt hạng nhẹ, các VĐV và quan chức sẽ dễ dàng di chuyển chỉ khoảng từ 30 - 35 phút từ sân bay tới Jakabaring và không bị tắc đường. Hệ thống đường sắt hạng nhẹ là một trong nhiều lợi thế của Palembang và Nam Sumatra trong việc đồng tổ chức Đại hội.
Đây cũng là lợi ích của Palembang nói riêng và Nam Sumatra nói chung bởi hạ tầng cơ sở phục vụ cho Asian Games 18 cũng thuộc về người dân, giúp tăng trưởng kinh tế và mọi khía cạnh khác ở nơi đây.
A.T