Tokyo 2020 công bố phiên bản thứ hai kế hoạch Olympic và Paralympic bền vững

Phiên bản thứ hai về kế hoạch Olympic và Paralympic bền vững cùng với nguyên tắc hướng dẫn "cùng nhau tốt hơn vì hành tinh và con người" của Tokyo 2020 đã được công bố cùng là một phần của kế hoạch chiến lược cuối cùng nhằm điều chỉnh các hoạt đồng bền vững cuối cùng cho Olympic và Paralympic trong thời gian hai năm tới.

Với kế hoạch này, Ban tổ chức Tokyo 2020 mong muốn tổ chức được một kỳ Thế vận hội bền vững góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc.

Những mục tiêu và giải pháp liên quan đã được đề cập tới trong kế hoạch theo năm chủ đề gồm" biến đối khí hậu, quản lý tài nguyên, môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học, cân nhắc về nhân quyền, thực tiễn lao động và kinh doanh công bằng, truyền thông và hợp tác.

Phụ trách điều hành Tokyo 2020 Toshirō Mutō cho biết, sự bền vững đã trở thành một khía cạnh tất yếu của Olympic và Paralympic. Những nỗ lưc của Tokyo 2020 để đạt được lượng carbon bằng không, giới hạn sự lãng phí nguồn tài nguyên và khuyến khích sự cân nhắc về quyền con người cùng với những nội dung khác sẽ trở thành di sản của Thế vận hội. Chủ tịch Ủy ban bền vững Tokyo 2020 Hiroshi Komiyama, cho biết Thế vận hội 2020 sẽ là cơ hội lớn để chứng tỏ với thế giới tầm nhìn mà nhân loại đang hướng tới trong thế kỷ 21. Những nội dung chính của kế hoạch này cũng là những vấn đề mà con người đang phải đối mặt.

Bên cạnh đó, Tokyo 2020 cũng kỳ vọng 100% lượng điện sử dụng tại sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này là nguồn điện tái tạo. Hơn nữa, Tokyo 2020 đang cố gắng giảm thiểu tác động bất lợi của chất thải tài nguyên và sự suy giảm về hệ sinh thái và môi trường bằng cách thực hiện các biện pháp quản lý tài nguyên trên tất cả các chuỗi cung ứng liên quan đến Thế vận hội. Chín mươi chín phần trăm sản phẩm và hàng hóa của Thế vận hội sẽ được tái sử dụng hoặc tái chế.

Điển hình như huy chương Olympic và Paralympic sẽ được sản xuất từ ​​kim loại quý được thu hồi từ các thiết bị điện tử tiêu dùng đã qua sử dụng như điện thoại di động do người dân Nhật Bản tặng.

Công ty Alibaba, thành viên của chương trình đối tác Olympic Ủy ban Olympic quốc tế sẽ chịu trách nhiệm về Trung tâm này (Ảnh: insidethegames)

Bắc Kinh 2022 thông báo về Trung tâm Dữ liệu đám mây phục vụ cho Thế vận hội mùa đông

Trung tâm này được đưa vào hạt động trong thời gian bốn năm và được đặt tại Quận Trương Bắc tỉnh Hồ Bắc sẽ đóng vai trò chính trong truyền thông kỹ thuật số và phát sóng của Thế vận hội. Công nghệ điện toán đám mây, được cung cấp bởi các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm gió và mặt trời, sẽ được sử dụng rất nhiều, và Công ty Alibaba, thành viên của chương trình đối tác Olympic Ủy ban Olympic quốc tế sẽ chịu trách nhiệm về Trung tâm này. Theo China.org, Công ty sẽ tạo ra hàng loạt công nghệ tiên tiến cho Bắc Kinh 2022.

Phó Giám đốc báo chí và công chúng Bắc Kinh 2022 Xu Jicheng. cho biết, được truyền cảm hứng từ phương châm Olympic 'cao hơn, nhanh hơn, mạnh mẽ hơn', Bắc Kinh 2022 kỳ vọng sẽ giới thiệu cho các VĐV và khán giả từ khắp nơi trên thế giới một Olympic mùa đông trên công nghệ điện toán đám mây.

Kế hoạch bốn năm của Ủy ban Olympic quốc gia châu đại dương dự kiến được thông qua tại phiên họp toàn thể

Kế hoạch này sẽ được báo cáo thông qua vào ngày 16/6 với thời gian bốn năm (cho tới năm 2021). Trong số các mục tiêu chính mà kế hoạch đưa ra sẽ có việc xây dựng và củng cố năng lực của các Ủy ban Olympic quốc gia, cung cấp việc tập huấn và phát triển VĐV, HLV và cán bộ quản lý cũng như thúc đẩy các giá trị Olympic. Phát triển hiệu quả các mối quan hệ đối tác khu vực và toàn cầu cũng được đặt ra như một mục tiêu, góp phần vào sự phát triển của thể thao nói chung.

Để tăng cường năng lực của các Ủy ban Olympic quốc gia, kế hoạch chiến lược của Ủy ban Olympic quốc gia châu đại dương cũng nhằm đảm bảo các Ủy ban Olympic quốc gia tuân thủ nguyên tắc quản lý hiệu quả, mục tiêu này được hỗ trợ bởi nguyên tắc chia sẻ thông tin. Hỗ trợ cácVĐV, phụ nữ trong thể thao, các vấn đề y tế được xem là chủ đề chính để giúp các Ủy ban Olympic quốc gia bên cạnh các chương trình đào tạo và phát triển quốc gia.

Ủy ban Olympic quốc gia châu đại dương cũng đã nhắm mục tiêu đạt được quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức khu vực và quốc tế, góp phần làm tăng giá trị của thể thao cũng như ơai trò của các chương trình thể thao. Việc xem xét các điều khoản tham chiếu của Trung tâm thông tin thể thao châu Đại Dương và sự hỗ trợ cho các Ủy ban Olympic quốc gia trong việc biên soạn và theo dõi dữ liệu VĐV cũng được nhấn mạnh,

Một trong những mục tiêu chính được nhấn mạnh bao gồm việc đảm bảo tuân thủ Bộ luật chống doping thế giới, bảo vệ VĐV trong sạch, thiết lập quan hệ đối tác với các liên đoàn thể thao khu vực, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia.

A.T

Ảnh trong bài
  • Tokyo 2020 công bố phiên bản thứ hai kế hoạch Olympic và Paralympic bền vững