Các thiết kế đoạt giải đã chính thức được Ban tổ chức Tokyo 2020 thông qua sau khi các học sinh tiểu học ở Nhật Bản và các trường học Nhật Bản ở nước ngoài lựa chọn dựa trên những tiêu chí yêu thích từ một danh sách gồm ba bộ thiết kế.
Sau khi tiến hành bầu chọn, Mẫu A nhận được 109.041 phiếu bầu, Mẫu B 61.423 phiếu và Mẫu C là 35.291 phiếu bầu chọn. Kết quả này được công bố trước sự chứng kiến của 600 em học sinh trường Hoyonomori Gakuen ở Tokyo, một trong những trường đã tham gia cuộc bầu chọn.
Đây cũng là một ý tưởng vô cùng khác biệt so với các kỳ Thế vận hội mùa hè khác của Ban tổ chức Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020 khi linh vật được bầu chọn không phải bởi các nhà chuyên môn, mà là do học sinh tiểu học trên toàn đất nước Nhật Bản. Cách làm này được đánh giá là độc đáo và sáng tạo... Nước chủ nhà kỳ vọng những suy nghĩ hồn nhiên của lứa tuổi học sinh tiểu học sẽ mang lại kết quả bất ngờ, thú vị cho việc bình chọn.
Thiết kế giành chiến thắng thuộc về Ryo Taniguchi, 43 tuổi, chuyên gia thiết kế đồ họa ở Fukuoka thuộc khu vực phía Nam Nhật Bản. Nhân vật mà chuyên gia đồ họa Ryo Taniguchi thiết kế có màu chủ đạo xanh thẫm dành cho Olympic và màu hồng của hoa anh đào dành cho Paralympic.
Giới thiệu về bộ đôi linh vật, Ryo cho biết linh vật màu xanh đại diện cho Olympic “thể hiện sự quyến rũ của nét truyền thống nhưng vẫn có những đường nét sắc sảo, mới lạ của công nghệ hiện đại. Đặc biệt, linh vật còn có “khả năng di chuyển tới bất kỳ đâu ngay lập tức”. Trong khi đó, linh vật màu hồng đại diện cho Paralympic “ẩn giấu một sức mạnh ngay thẳng bên trong, một trái tim ấm áp yêu thương” và “thường rất bình tâm” nhưng có thể trở nên “mạnh mẽ khi cần”. Linh vật này có khả năng siêu nhiên là “nói chuyện với đá và gió” và di chuyển đồ vật bằng ánh mắt.
Ban tổ chức dự định vào mùa Hè năm nay sẽ công bố tên của những linh vật chính thức này sau khi tham khảo ý kiến của ủy ban lựa chọn linh vật và nhà thiết kế. Quá trình bỏ phiếu bình chọn linh vật là một phần trong chương trình giáo dục quốc gia, có tên gọi “Yoi Don!”. Chương trình cũng nhằm giáo dục trẻ em ý nghĩa của sự kiện thể thao lớn này và thúc đẩy sáng kiến liên quan đến Tokyo 2020.
|
Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế Andrew Parsons (Ảnh:insidethegames) |
Ủy ban Paralympic quốc tế sẽ khởi động chương trình học viện tại Pyeongchang 2018
Theo đó, Ủy ban Paralympic quốc tế công bố sẽ khởi động chương trình học viện từ ngày 6 - 18/3 tại Thế vận hội mùa đông dành cho người khuyết tật Pyeongchang 2018.
Đây cũng là lần thứ Tư chương trình học viện của Ủy ban Paralympic quốc tế được tổ chức kể từ khi sáng lập vào năm 2009 với đối tác Học viện thể thao thế giới. Kể từ đó, số lượng các hoạt động tổ chức song hành cùng các kỳ Thế vận hội liên quan được tổ chức thường xuyên, rộng khắp với sự tham gia của các chuyên gia trên khắp thế giới.
Một trong những hoạt động này phải nhắc tới đó là chương trình quan sát viên của Ủy ban Paralympic quốc tế, sự kiện bao gồm 54 hoạt động diễn ra trong 13 ngày. Chương trình kinh nghiệm tổ chức các sự kiện của Ủy ban Paralympic quốc tế và chương trình lễ tân của Ủy ban Paralympic quốc tế cũng dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 15/3.
Chương trình kinh nghiệm tổ chức các sự kiện của Ủy ban Paralympic quốc tế được kỳ vọng sẽ giúp ích rất nhiều cho các thành phố chủ nhà trong thời gian tới để vượt qua những khó khăn trong quá trình chuẩn bị tổ chức sự kiện.
Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế Andrew Parsons cho biết sự kỳ vọng vào chương trình học viện của Ủy ban Paralympic quốc tế với vai trò là một phần không thể thiếu của bất cứ kỳ Paralympic nào, giúp chia sẻ kinh nghiệm tổ chức các sự kiện chính.
Ủy ban Paralympic quốc tế trông chờ chào đón các đại biểu đến với những chương trình này trong đó chương trình quan sát viên dành cho các Ban tổ chức tương lai, chương trình kinh nghiệm tổ chức các sự kiện của Ủy ban Paralympic quốc tế dành cho các đại diện cao cấp của chính phủ và ban tổ chức nước chủ nhà.
Mỗi chương trình này đều mang đến cơ hội học tập đặc biệt và trong bối cảnh chương trình học viện 2018 được xây dựng để học tập và chia sẻ kinh nghiệm thông qua Thế vận hội mùa đông dành cho người khuyết tật năm nay.
Giám đốc chương trình Chris Solly cho biết:Chương trình đang liên tục phấn đấu để nâng cao hơn nữa nội dung và chất lượng thông qua các phương pháp giáo dục hiện đại và đã được chứng minh thông qua mỗi lần tổ chức mới. Các loại hoạt động khác nhau của chương trình sẽ đảm bảo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của cá nhân tham gia chương trình.
A.T