Hội đồng Olympic châu Á đóng góp lớn vào sự phát triển của thể thao mùa đông

Ủy ban Olympic quốc tế chào đón con số kỷ lục 92 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự kỳ Thế vận hội mùa đông lần thứ 23, điều này cho thấy khu vực châu Á đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển các môn thể thao mùa đông.

Cũng vào thời điểm này năm ngoái, Hội đồng Olympic châu Á đã tổ chức Đại hội Thể thao mùa đông châu Á lần thứ tám tại Sapporo ở phía Bắc Nhật Bản. Có tổng số 32 Ủy ban Olympic quốc gia tham gia sự kiện được tổ chức vào cuối tháng hai năm 2017, trong đó có cả các khách mời đến từ các Ủy ban Olympic quốc gia thuộc Ủy ban quốc gia châu đại dương. Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 1.100 VĐV. So sánh với thời điểm tổ chức Đại hội Thể thao châu Á mùa đông năm 1986 cũng tại Sapporo, mới chỉ có bảy đoàn tham dự với 293 VĐV, cho thấy sự lớn mạnh của thể thao mùa đông tại châu Á được đánh giá là một hiện tượng đặc biệt có cả sự tham dự của những nước nhiệt đới và những quốc gia không có môn thể thao trên băng hoặc trên tuyết.

Có rất nhiều thành phố của những quốc gia nhiệt đới đã xây dựng nên những trung tâm trượt băng tại các trung tâm thương mại mới, không chỉ tạo điều kiện cho người dân thoát khỏi thời tiết nắng nóng mà còn giúp họ tiếp cận với những môn thể thao mới như Trượt băng hay Khúc côn cầu trên băng. Và quan trọng hơn cả đó là việc các Ủy ban Olympic quốc gia và các Liên đoàn thể thao tìm kiếm các tài năng.

Ngay cả đối với khu vực Đông Nam Á, Liên đoàn khu vực cũng quyết định đưa các môn thể thao trên băng vào chương trình thi đấu của SEA Games tại Kuala Lumpur. Malaysia là một trong sáu Ủy ban Olympic quốc gia cử đại diện tham dự Thế vận hội mùa đông tổ chức tại Pyeongchang, Hàn Quốc.

92 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tới Hàn Quốc, trong đó có đại diện đến từ khu vực châu Á gồm: Timor-Leste, Lebanon, Malaysia, Mông Cổ, Singapore, Uzbekistan, Iran, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Đài Bắc Trung Quốc, Thái Lan, Pakistan, Philippine, Hong Kong-Trung Quốc, Triều Tiên và nước chủ nhà Hàn Quốc.

Những con số nêu trên cho thấy sự lớn mạnh của các sự kiện thể thao mùa đông châu Á, góp phần vào sự tăng trưởng của Thế vận hội mùa đông và những bước phát triển lớn hơn cũng đang được chờ đợi tại kỳ Thế vận hội mùa đông 2022 tại Bắc Kinh.

  Qatar họp bàn công tác cho Lễ rước đuốc tiếp sức (Ảnh: insidethegames)
Chạy rước đuốc tiếp sức sẽ thúc đẩy Đại hội Thể thao châu Á

300 trẻ em cùng với đội tuyển các nhà vô địch Qatar đã tham gia vào cuộc chạy rước đuốc tiếp sức, sự kiện được tổ chức nhằm quảng bá cho Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 18 tại Jakarta và Palembang 2018.

Tổng thư ký Ủy ban Olympic Qatar Jassim al-Buenain thể hiện sự vui mừng khi nhận được sự hỗ trợ của Hội đồng Olympic châu Á thông qua việc tổ chức cuộc chạy đua tiếp sức nhằm quảng bá cho sự kiện thể thao lớn nhất châu lục sẽ được tổ chức tại Indonesia vào năm nay. Ông Jassim al-Buenain cũng khẳng định đây là sự kiện góp phần phát triển thể thao xã hội trong 45 Ủy ban Olympic quốc gia trên khắp châu lục.

Ý tưởng tổ chức sự kiện này đã tạo nên ấn tượng mạnh đối với sự phát triển phong trào thể thao trên đất nước với mục tiêu trở thành một quốc gia thể thao trong khu vực như Qatar. Ngọn đuốc sẽ tới Jakarta vào ngày 18/7, chính xác khoảng một tháng trước Lễ Khai mạc của Đại hội tại Sân vận động chính Gelora Bung Karno, thủ đô Indonesia.

Ngoài các học sinh tiểu học và các VĐV chuyên nghiệp, cuộc rước đuốc còn có sự tham dự của các nghệ sỹ Qatar. Những thành viên này đều tham gia thi chạy một cây số. Các sinh viên tham dự sự kiện tham gia thi chạy chặng một hoặc hai cây số.

Đối với công tác chuẩn bị cho Qatar tham dự Đại hội Thể thao châu Á tại Indonesia, ông Jassim al-Buenain cho biết, Qatar đã bắt tay vào công tác chuẩn bị cho sự kiện này từ năm 2017 với hơn 500 VĐV dự kiến sẽ đạt chuẩn. Tại Đại hội Thể thao châu Á năm 2014, Qatar giành 10 HCV. Hướng tới Đại hội lần này, Ủy ban Olympic Qatar phối hợp chặt chẽ với các Liên đoàn thể thao quốc gia xây dựng kế hoạch tập luyện và thi đấu cọ xát nhằm đạt thành tích tốt hơn.

Tổng Giám đốc Hội đồng Olympic châu Á Husain al-Musallam đã bày tỏ lời cảm ơn tới Chủ tịch Ủy ban Olympic Qatar Sheikh Joaan bin Hamad al-Thani về việc tổ chức sự kiện quan trọng nhằm quảng bá cho Đại hội. Qatar tổ chức sự kiện này nhằm gợi nhớ sự kiện tổ chức Đại hội thể thao châu Á lần thứ 15 năm 2006 tại Doha, đã có tác động lớn đến phong trào thể thao không chỉ ở Qatar mà còn ở Trung Đông.

Hàn Quốc khởi đầu phong trào Olympic của kỷ nguyên

Kỷ nguyên châu Á trong phong trào Olympic được ghi nhận kể từ Lễ Khai mạc của Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018, khởi đầu cho kỳ Thế vận hội mùa hè tại Tokyo năm 2020, Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh năm 2022 tại khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng là trung tâm của phong trào Olympic.

Chủ tịch Ủy ban Olympic Nhật Bản và cũng là thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế ông Tsunekazu Takeda cho biết, châu Á đã lập cú hat-trick khi đứng ra đăng cai ba sự kiện thể thao lớn nhất thế giới. Đây cũng là cơ hội tốt cho người dân châu Á, phong trào Olympic và cũng cho sự phát triển của thể thao ở khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á.

Đối với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản thì đây cũng là một yếu tố quan trọng cho tương lai hòa bình ở khu vực châu Á và cả thế giới, không chỉ người dân châu Á mà còn cả thế giới tập trung vào khu vực Đông Á. Chính vì vậy, đây là cơ hội tốt để chứng tỏ mối quan hệ hữu hảo giữa ba quốc gia chủ nhà.

Đã rất nhiều năm, Thế vận hội luôn được tổ chức tại châu Âu và Mỹ chứ không phải châu Á. Và giờ đây là thời cơ để một khu vực có nền kinh tế đang tăng trưởng, dân số lớn nhất và có nền thể thao phát triển rất nhanh chứng minh vị thế khi đăng cai tổ chức những sự kiện lớn nhất thế giới.

Tokyo 2020 cũng cử 100 nhân viên tới Hàn Quốc để kiểm tra các hạng mục công việc nhằm quản lý và vận hành sự kiện Thể thao mùa hè sẽ được tổ chức tại Nhật Bản. Mặc dù có sự khác biệt lớn giữa Thế vận hội mùa đông và mùa hè, tuy nhiên Nhật Bản vẫn có thể học hỏi được rất nhiều điều từ Pyeongchang 2018.

A.T

 

Ảnh trong bài
  • Hội đồng Olympic châu Á đóng góp lớn vào sự phát triển của thể thao mùa đông