Sự kiện được tổ chức tại các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất là một trong bốn sự kiện rước đuốc tiếp sức được tổ chức bởi Hội đồng Olympic châu Á phối hợp với Ủy ban Olympic Olympic quốc gia các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.
Thành phố thủ đô Qatar dự kiến tổ chức phiên rước đuốc tiếp sức thứ hai vào ngày thứ năm 8/2. Sau đó hai ngày, phiên rước đuốc tiếp sức thứ ba sẽ được tổ chức tại Male của Maldives và thủ đô Beirut của Lebanon sẽ là nơi diễn ra phiên rước đuốc tiếp sức thứ tư và cũng là phiên rước đuốc cuối cùng trong loạt rước đuốc của Đại hội vào 25/2.
Thành viên Ủy ban Olympic quốc gia các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, phụ trách công tác chung của hoạt động rước đuốc tại đây - Ismail Al Gergaw cho biết, việc Hội đồng Olympic châu Á chọn các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất là một trong bốn chặng của hành trình rước đuốc và là chặng đầu tiên cho thấy vai trò tiên phong của quốc gia trong việc tổ chức các sự kiện thể thao, đồng thời sự kiện này cũng giúp thúc đẩy một trong những sự kiện thể thao quan trọng nhất của khu vực châu Á. Đây là một giới thiệu quan trọng cho sinh viên và trẻ em, nhằm quảng bá Đại hội trong giới trẻ, những người làm chủ đất nước trong tương lai. Các thế hệ này sẽ đại diện cho các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất với khả năng và nỗ lực nâng tầm đất nước ở mọi cấp độ.
Trẻ em tham gia sự kiện rước đuốc đã được trải nghiệm các hoạt động thể thao như chạy hơn 3km. Chọn nội dung này, Ban tổ chức đánh giá rằng, đây là hoạt động nâng cao thể lực cũng như chất lượng cuộc sống. 30 trẻ em chạy về đích đầu tiên được nhận chứng chỉ của Hội đồng Olympic châu Á. Ngoài ra, các hoạt động văn hóa cũng được tổ chức trong khuôn khổ buổi lễ rước đuốc tiếp sức.
Đại hội Thể thao châu Á 2018 là sự kiện đánh dấu lần tổ chức thứ 18 đối với sự kiện thể thao đa môn lớn nhất châu lục sẽ diễn ra từ ngày 18/8 - 2/9. Có 10.000 VĐV của 45 Ủy ban Olympic quốc gia thuộc Hội đồng Olympic châu Á sẽ tranh tài ở 40 môn thể thao với 462 nội dung. Đây cũng là lần đầu tiên mà một sự kiện thể thao hàng đầu của Hội đồng Olympic châu Á được đồng tổ chức tại hai thành phố.
IOC thực hiện cải cách có thể giảm bớt chi phí cho các thành phố đăng cai Olympic lên đến 1 tỷ đô la Mỹ
Hơn 100 giải pháp đã được công bố tại cuộc họp của Ủy ban Olympic quốc tế nhằm cắt giảm chi phí vận hành một sự kiện thể thao Olympic.
Chính thức là 118 giải pháp đã được đề xuất nhằm cắt giảm lên tới 1 tỷ đô la Mỹ cho việc tổ chức Thế vận hội mùa hè và khoảng 500 triệu đô la Mỹ cho việc tổ chức Thế vận hội mùa đông. Việc cắt giảm ở mọi hạng mục, trong đó việc cắt giảm ở địa điểm tập luyện, thi đấu, công nghệ, năng lượng là nhiều nhất.
Ủy ban Olympic quốc tế cũng sẽ làm việc với các thành phố theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo việc tổ chức các kỳ Thế vận hội là có lợi, hợp lý và bền vững. Sự thay đổi này sẽ giúp khuyến khích các thành phố tham gia vào quá trình vận động đăng cai với nhiều lợi ích kinh tế hơn mà chi phí thấp hơn.
|
Đồng chí Thong Khon vừa tái đắc cử chức Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia (Ảnh: insidethegames) |
Khon tái đắc cử chức Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia
Đồng chí Thong Khon vừa tái đắc cử chức Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia với nhiệm kỳ bốn năm. Vị Chủ tịch 66 tuổi đã tiếp tục nhận được sự tin tưởng với vị trí Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia bênh cạnh vị trí tại Đại hội đồng Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia. Vath Chamroeun, nhà vô địch Olympic, tác đắc cử chức Tổng Thư ký.
Đồng chí Khon, Bộ trưởng Du lịch và Chamroeun sẽ đảm đương trọng trách cho đến năm 2022. Đại diện đến 39 Liên đoàn trực thuộc Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia đã tham gia vào cuộc bầu cử để đưa ra được Ban chấp hành mới. Chea Bora và Meach Sophana lần lượt thay thế Nuth Saan và Rat Sokhon tham gia vào Ban điều hành.
Những nội dung chính trong chương trình làm việc tại Đại hội đồng gồm Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2023 cũng là thời điểm Campuchia lần đầu tiên trở thành quốc gia chủ nhà của kỳ Đại hội lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Senegal quan tâm việc đăng cai tổ chức Thế vận hội trẻ mùa hè 2022
Dựa theo đề xuất của Ban điều hành Ủy ban Olympic quốc tế về việc tiếp cận tích cực với các Ủy ban Olympic quốc gia châu Phi nhằm đánh giá mối quan tâm của các Ủy ban này trong việc đăng cai tổ chức các phiên Thế vận hội tiếp theo. Senegal là thành viên tiềm năng trở thành đơn vị chủ trì Thế vận hội trẻ mùa hè năm 2022.
Thành viên Ủy ban Olympic quốc tế và Chủ tịch Ủy ban thể thao và Olympic Senegal Mamadou Ndiaye phát biểu với L'Equipe và Agence France-Presse về việc quốc gia này sẽ tham gia vào cuộc vận động giành quyền đăng cai. Ông Mamadou Ndiaye cũng cho biết, gần đây Senegal đã cải tạo và xây dựng thêm nhiều cơ sở vật chất và công trình thể thao.
Ngoài ra, Maroc và Nam Phi cũng cân nhắc về việc tham gia vào cuộc vận động giành quyền đăng cai theo tiêu chí mà Ủy ban Olympic quốc tế mong muốn là kỳ Thế vận hội trẻ mùa hè 2022 sẽ được diễn ra tại một quốc gia châu Phi.
A.T