Giúp nhau cùng phát triển

Thể thao luôn được đánh giá là một công cụ thúc đẩy nền hoà bình, đối thoại và hoà giải. IOC cùng với các tổ chức của Liên hiệp quốc (UN) trên toàn thế giới đã đem đến cho cộng đồng nhiều điều tốt đẹp. Chương trình giáo dục và thể thao của IOC tại các trại tị nạn, với sự giúp sức của UNHCR đã giúp cho những người không may mắn có cơ hội tiếp xúc và hiểu thêm các kiến thức mới. IOC cũng là một trong những tổ chức đầu tiên cung cấp sự giúp đỡ thông qua hội chữ thập đỏ quốc tế tới các nạn nhân sóng thần Stunami.


Chỉ sau 6 tháng triển khai, chiến dịch từ thiện mang tên "Giving is Winning" đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều tổ chức từ thiện. Các VĐV, quan chức và thành viên của phong trào Olympic đều thể hiện sự hảo tâm đối với dự án trên. Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) và Cao uỷ Liên hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) đã thể hiện rõ vai trò của mình trong việc nâng cao các giá trị của thể thao thông qua các hoạt động từ thiện này.

Hơn 50.000 kiện quần áo đã được gửi tới các trại tị nạn khác nhau tại Châu Phi và Châu Âu. Có 2 lượt hàng cứu trợ sẽ được gửi tới các trại tị nạn tại Rwanda và Moldova.

Trong số hơn 50.000 người tại các trại tị nạn ở Rwanda có tới 62% dưới 17 tuổi. Nhu cầu tối thiểu mà những người trẻ tuổi này cần tính ra cũng vượt quá các điều kiện của tổ chức từ thiện tại đây. Đó là lý do mà Tổ chức từ thiện quốc tế tại thành phố Dubai, một tổ chức từ thiện toàn cầu và một trung tâm từ thiện của các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất đã quyết định tham gia chiến dịch do IOC và UNHCR phối hợp tổ chức.

Ước tính có đến 19.000 đồ dùng thể thao cùng với quần áo đã được chuyển đến 4 trại tị nạn khác nhau tại Rwanda. Khi nhận được những hàng hoá từ thiện này, một cụ già 71 tuổi tại trại Gihembe đã không thể diễn đạt nổi niềm vui sướng của mình ngoài việc nói rằng bà rất vui khi còn có rất nhiều người trên thế giới nghĩ tới việc giúp đỡ người khác. Một em nhỏ 7 tuổi cũng nói rằng với số quần áo mà em nhận được, em sẽ tiếp tục học tập thật tốt để một ngày em có thể làm được việc gì đó giúp những người khác như em.

Tại Singapore, phong trào Olympic được ghi nhận là có những đóng góp lớn lao cho phong trào nhân đạo cũng tích cực như đối với thể thao. Chủ tịch Uỷ ban Olympic Singapore, ông Ser iang Ng, thành viên Ban điều hành IOC cho biết, 50 VĐV và quan chức thể thao hàng đầu ở Singapore đã quyên góp hàng trăm chiếc áo sơ mi hiệu Polo, những bộ suvéc và những chiếc túi thể thao để gửi tới Moldova (cách Singapore 10.000 km). Nơi đây là ngôi nhà của những người tị nạn tới từ các quốc gia Châu Phi, Châu Á và Trung Đông

Thể thao luôn được đánh giá là một công cụ thúc đẩy nền hoà bình, đối thoại và hoà giải. IOC cùng với các tổ chức của Liên hiệp quốc (UN) trên toàn thế giới đã đem đến cho cộng đồng nhiều điều tốt đẹp. Chương trình giáo dục và thể thao của IOC tại các trại tị nạn, với sự giúp sức của UNHCR đã giúp cho những người không may mắn có cơ hội tiếp xúc và hiểu thêm các kiến thức mới. IOC cũng là một trong những tổ chức đầu tiên cung cấp sự giúp đỡ thông qua hội chữ thập đỏ quốc tế tới các nạn nhân sóng thần Stunami. Tại Somalia, các thiết bị thể thao cũng được chuyển tới các vùng khác nhau để những người trẻ tuổi ở đây được tham dự thi đấu trong những giây phút hoà bình.

Việc làm từ thiện luôn thể hiện giá trị đích thực và nhân văn không chỉ về vật chất mà còn cả tinh thần.

 

A.T

 

Ảnh trong bài
  • Giúp nhau cùng phát triển