Thỏa thuận được ký kết tại Trung Quốc với sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Tổng thống Hàn Quốc Moon có chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc và nhân cơ hội này cải thiện quan hệ giữa hai quốc gia.
Trưởng Ban tổ chức Pyeongchang 2018 Lee Hee-beom cho biết, nước chủ nhà kỳ vọng thỏa thuận hợp tác này sẽ tạo nên một bước tiến mới trong quan hệ song phương giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn thế nữa, thỏa thuận hợp tác sẽ ghi dấu ấn mạnh mẽ, tích cực cho công chúng quan tâm tới Olympic Pyeongchang cũng như thu hút khách du lịch Trung Quốc đến với Thế vận hội.
Theo thỏa thuận ký kết, Pyeongchang 2018 và Bắc Kinh 2022 sẽ cùng nhau xây dựng kế hoạch trao đổi nguồn nhân lực, chuyển giao kiến thức, tăng cường hợp tác trong trao đổi văn hóa và bền vững.
Bắc Kinh 2022 cũng dự kiến sẽ cử cán bộ tới Hàn Quốc với tư cách là quan sát viên trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội mùa đông 2018. Sau khi Pyeongchang 2018 kết thúc, Ban tổ chức sẽ chuyển giao kinh nghiệm tổ chức Thế vận hội tại buổi làm việc sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 6/2018.
Trước khi ký kết thỏa thuận hợp tác, Trưởng Ban tổ chức Pyeongchang 2018 và Trưởng Ban tổ chức Bắc Kinh 2022 Cai Qi cũng đã tổ chức buổi gặp mặt để trao đổi quan điểm cần thiết liên quan tới hợp tác song phương cũng như đồng thuận trong việc hỗ trợ lẫn nhau tổ chức thành công các sự kiện thể thao quan trọng như Thế vận hội mùa đông.
Ngoài lề lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, Pyeongchang 2018 cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác với trang web xã hội phố biến nhất tại Trung Quốc Weibo để giúp quảng bá Olympic và Paralympic mùa đông Pyeongchang 2018 trên khắp Trung Quốc
|
Ban Quỹ người tị nạn Olympic nhóm họp phiên đầu tiên cho các dự án năm 2018 (Ảnh: insidethegames) |
Ban Quỹ người tị nạn Olympic nhóm họp phiên đầu tiên cho các dự án năm 2018
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach đã đích thân điều hành cuộc họp với sự tham dự của Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn Filippo Grandi.
Ủy ban Olympic quốc tế và Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn đã cho ra mắt quỹ này tại phiên họp của Ủy ban Olympic quốc tế trong tháng 9 với mục tiêu giúp hỗ trợ các dự án về người tị nạn trên khắp thế giới. Quỹ này được đưa vào hoạt động với hy vọng sẽ giúp phát triển số lượng người tị nạn được tham gia hoạt động thể thao, đồng thời khẳng định thể thao cũng là một cách để thể hiện cảm xúc, kết nối xã hội.
Tham gia vào Ban này ngoài Chủ tịch Bach và ông Grandi, còn có Phó Chủ tịch Ủy ban Olypic quốc tế Zaiqing Yu, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Qatar Sheikh Joaan bin Hamad Al-Thani và Chủ tịch Liên đoàn Taekwondo thế giới và Liên đoàn Nhân đạo Taekwondo Chungwon Choue. Tất cả các thành viên tham gia vào Ban này đều là những người có kinh nghiệm tham gia các hoạt động nhân đạo cũng như tích cực hoạt động vì người tị nạn.
Cuộc họp đã thông qua khung hoạt động cũng như kế hoạch dự kiến cho các năm tiếp theo. Hợp tác với Cao ủy Liên hiệp quốc về Người tị nạn, Quỹ này được kỳ vọng sẽ khởi đầu những vấn đề quan trọng liên quan đến người tị nạn, có sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế và chính quyền địa phương liên quan.
Quỹ này cũng sẽ chịu trách nhiệm phân bố các khoản ngân sách tài trợ từ các đối tác của phong trào Olympic, các tổ chức chính phủ và các nhà tài trợ tư nhân. Quỹ này cũng sẽ tạo nên các công cụ, chính sách, nguồn nhân lực đóng góp vào việc tạo nên chương trình thực sự hiệu quả.
Sự ra đời và hoạt động của Quỹ được kỳ vọng sẽ giúp cho nhiều người tị nạn có cơ hội được chơi thể thao trong môi trường an toàn và xây dựng sự hiểu biết trong thể thao, đây là nhân tố tích cực để bảo vệ người tị nạn.
Tokyo 2020 cam kết tổ chức một kỳ Thế vận hội mang tính gắn kết
Trong chuyến thăm lần thứ 5 tới Tokyo vào trung tuần tháng 12, Ủy ban phối hợp Ủy ban Olympic quốc tế đã nghe Ban tổ chức nước chủ nhà báo cáo về các kế hoạch mang tính gắn kết nhất.
Chủ tịch Ủy ban phối hợp John Coates cho biết, Ban tổ chức Tokyo 2020 cam kết Thế vận hội mùa hè Tokyo không chỉ mang đến lợi ích cho nước chủ nhà trong những năm tiếp theo mà còn là những dấu ấn không thể nào quên đối với người dân bản địa, thông qua các hoạt động mang tính tương tác cả trong quá trình chuẩn bị và diễn ra Thế vận hội.
Ban tổ chức khuyến khích người dân Nhật Bản quyên tặng các thiết bị điện tử cũ, hỏng để tái chế tấm huy chương cho Thế vận hội, hay kêu gọi công chúng đưa ra ý tưởng cho linh vật của Thế vận hội. Tokyo liên tục xây dựng và đưa vào tổ chức các hoạt động mang tính kết nối cao với người dân Nhật Bản.
Trong suốt chuyến thăm, Ủy ban phối hợp đã chứng kiến giai đoạn hai quá trình tuyển chọn linh vật của Thế vận hội sau khi tham khảo ý kiến của 6.5 triệu trẻ em học sinh tiểu học trên khắp đất nước Nhật Bản. Như vậy, Ban tổ chức đã tạo ra sự gắn kết với thế hệ trẻ tại Nhật Bản và Tokyo 2020 và sẽ sử dụng kết quả được lựa chọn để giáo dục trẻ em về các giá trị của phong trào Olympic và Paralympic.
Việc đề xuất năm môn thể thao mới cũng vậy, Ban tổ chức nghiên cứu và khảo sát đưa vào các môn thể thao được giới trẻ ưa chuộng và tham gia tập luyện rất nhiều, đó chính là yếu tố kết nối một sự kiện thể thao Olympic với thế hệ mai sau.
Tokyo 2020 đã xây dựng một kế hoạch với chương trình thể thao mang nhiều lợi ích cho cộng đồng, không chỉ khuyến khích người xem mà còn tham gia tương tác khi lên kế hoạch cho những khu vực khởi động gần với địa điểm thi đấu.
Ủy ban phối hợp đã tới thăm các địa điểm thi đấu tại Aomi và Ariake là nơi sẽ đăng cai tổ chức các môn Bóng rổ 3x3 và Leo núi thể thao hay các môn thể thao mạo hiểm và Trượt ván, các thành viên Ủy ban phối hợp đã cùng với Ban tổ chức địa phương thảo luận để đưa ra những ý tưởng phục vụ công tác chuẩn bị tại các địa điểm thi đấu này. Trung tâm Thể dục Olympic và khu thi đấu canoe slalom, là những địa điểm thi đấu có tiến độ cực nhanh trong vài tháng qua cũng được ghé thăm.
Ban tổ chức Tokyo 2020 cũng sẽ sử dụng những công nghệ mới và truyền thông truyền thống để đảm bảo người hâm mộ Olympic ở khắp mọi nơi có thể hòa cùng bầu không khí ở đây.
Trưởng Ban tổ chức Tokyo 2020 Yoshiro Mori cho biết, nhân chuyến thăm của Ủy ban phối hợp Ban tổ chức Trung ương cũng có cơ hội củng cố mối quan hệ với Ban tổ chức địa phương, trong đó có những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai. Ban tổ chức Tokyo 2020 nỗ lực sử dụng các cơ sở hạ tầng hiện có, 40% trong số các địa điểm thi đấu phục vụ Thế vận hội nằm ngoài Tokyo, chính vì vậy việc phối hợp với chính quyền địa phương là cực kỳ quan trọng. Ban tổ chức Trung ương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền Tokyo, chính phủ, các thành phố địa phương, Ủy ban Olympic Nhật Bản, Ủy ban Paralympic Nhật Bản và các tổ chức liên quan khác. Ban tổ chức địa phương cũng sẽ nhân dịp diễn ra kỳ Thế vận hội để tạo cơ hội thay đổi môi trường theo những cách độc đáo.
A.T