Trưởng Ban tổ chức Tokyo 2020 mong muốn học hỏi từ Pyeongchang 2018

Trưởng Ban tổ chức Tokyo 2020 Yoshirō Mori đã bày tỏ mong muốn học hỏi từ Ban tổ chức Thế vận hội mùa đông 2018 trong quá trình đoàn thể thao Nhật Bản tới tham dự sự kiện vào năm tới.

Sự kiện này sẽ mang tới cho Tokyo 2020 những kinh nghiệm quý báu trong công tác chuẩn bị và thực thi công tác tổ chức Olympic và Paralympic mùa hè tại Tokyo vào hai năm sau.

Trưởng Ban tổ chức Mori cũng giải thích quá trình chuẩn bị của Pyeongchang 2018 đã thu hút được sự chú ý của số đông người dân Nhật Bản đặc biệt là từ sau khi công bố sự kiện rước đuốc.

Để học hỏi kinh nghiệm từ nước chủ nhà của Pyeongchang 2018, Nhật Bản sẽ cử rất nhiều thành viên tham gia vào chương trình quan sát của Ủy ban Olympic quốc tế tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, việc các VĐV Nhật Bản nỗ lực thi đấu đạt thành tích tốt nhất tại Pyeongchang 2018 cũng sẽ giúp gây sự chú ý và quan tâm tại Thế vận hội mùa đông.

Chương trình quan sát của Ủy ban Olympic quốc tế nhằm mục đích cung cấp những kinh nghiệm hậu trường cho yêu cầu vận hành đăng cai một sự kiện Olympic. Điều này giúp ích rất lớn cho các Ban tổ chức trong tương lai cũng như các quốc gia có tiềm năng. Tham gia chương trình quan sát, các thành viên sẽ học hỏi kinh nghiệm từ nhiều lĩnh vực trong đó có hệ thống vé, cơ sở hạ tầng giao thông, thiết bị y tế, vận hành báo chí và truyền thông cùng các lĩnh vực liên quan khác.

Ban tổ chức Olympic và Paralympic Pyeongchang 2018, Tokyo 2020 và Beijing 2022 cũng đã có một tuyên bố chung về việc sẽ phối hợp chặt chẽ để đảm bảo thành công cho ba sự kiện thể thao lớn được tổ chức ở khu vực châu Á. Trong đó có hoạt động trao đổi kinh nghiệm, nhân sự, các hoạt động quảng bá tại các sự kiện thể thao này. Động thái này được xem là dấu mốc tích cực cho quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Thỏa thuận hợp tác về hòa bình và thể thao nhằm mục đích thúc đẩy thể thao như công cụ phát triển xã hội tại các trại tị nạn ở nước này. (Ảnh: insidethegames)
Ủy ban Olympic Jordan ký kết thỏa thuận về thể thao và hòa bình nhằm thúc đẩy xã hội tại các trại tị nạn

Ủy ban Olympic Jordan đã ký kết thỏa thuận hợp tác về hòa bình và thể thao nhằm mục đích thúc đẩy thể thao như công cụ phát triển xã hội tại các trại tị nạn ở nước này. Thỏa thuận chính thức được ký kết tại Diễn đàn quốc tế về hòa bình và thể thao lần thứ 10 tổ chức ở Monaco.

Tổ chức hàng năm, sự kiện được thiết kế nhằm thúc đẩy hòa bình thông qua thể thao bằng cách sử dụng các chiến dịch được thúc đẩy bởi một số nhà tiên phong nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này và các đại sứ trên thế giới. Một phần của thỏa thuận cũng nêu rõ Ủy ban Olympic Jordan và các Liên đoàn Thể thao quốc gia sẽ phối hợp thông qua hòa bình và thể thao đẩy mạnh chương trình "Cùng nhau sống".

Sáng kiến về chương trình này được khởi xướng bởi Ủy ban Olympic Jordan và Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn vào đầu năm nay. Chương trình này cũng nhằm mục đích thu hút sự quan tâm, tạo sự kết nối giữa các tổ chức thể thao và cộng đồng xây dựng hòa bình, cùng nhau phát triển xã hội. Một trong các yêu cầu đặt ra đối với chương trình đó là tăng về chất lượng và số lượng các hoạt động thể thao trong trại tị nạn.

Tổng thư ký Ủy ban Olympic Jordan Nasser Majali đã bày tỏ sự vui mừng khi chương trình này góp phần đem lợi ích đến cho hàng nghìn trẻ em tại các trại tị nạn ở Jordan. Tổng thư ký cũng tin tưởng rằng thể thao chính là thần hộ mệnh, cơ chế hiệu quả để xây dựng hòa bình.

Thông qua sự phối hợp với các tổ chức như hòa bình và thể thao, đã góp phần sử dụng sức mạnh của thể thao, các giá trị Olympic để thay đổi cuộc sống và tạo sự khác biệt thực sự. Ủy ban Olympic Jordan mong muốn đóng góp các chuyên gia địa phương và sự hỗ trợ về hậu cần cho chương trình để chương trình có thể đóng vai trò hàn gắn vết thương cho các trẻ em tại những trại tị nạn trên khắp cả nước thông qua giải quyết nhu cầu giáo dục, xã hội và phát triển.

A.T

Ảnh trong bài
  • Trưởng Ban tổ chức Tokyo 2020 mong muốn học hỏi từ Pyeongchang 2018