|
Lindberg cam kết sử dụng tàu điện cao tốc để di chuyển tới Pyeongchang 2018 (Ảnh: insidethegames) |
Các thành viên đều đến từ Nam Sudan và tham gia tranh tài môn Điền kinh trong nhà tại thủ đô của Turkmenistan. Đoàn Thể thao người tị nạn là đoàn thể thao thứ 66 tham dự Đại hội cùng với 65 đoàn thể thao đến từ khu vực châu Á và châu Đại dương.
Trưởng đoàn Loroupe cũng đã có kinh nghiệm dẫn dắt đoàn Thể thao người tị nạn tại Rio 2016. 5 VĐV của đoàn Thể thao người tị nạn gồm: Paulo Amotun Lokoro thi đấu ở nội dung 1500m; Wiyual Puok Deng nội dung 400m; Gai Yang Tap nội dung 800m; Ukuk Uthoo Bul nội dung 3,000m; và Yiech Pur Biel nội dung 800m. Trong đó, Lokoro và Biel đã từng tham gia thi đấu tại Rio 2016, đối với 3 VĐV còn lại thì đây là lần đầu tiên tham dự một sự kiện thể thao quốc tế.
Rio 2016 là sự kiện đầu tiên ghi dấu ấn của các VĐV người tị nạn, sau đó họ còn tham gia thi đấu tại nhiều sự kiện thể thao khác như tại Cyprus, Bahamas, Uganda and Rwanda.
Đầu năm 2017, đội tuyển cũng tham gia thi đấu tại giải Vô địch thế giới của Liên đoàn Điền kinh tại Luân Đôn. "Việc tham gia vào các giải đấu quốc tế tầm cỡ là cơ hội tuyệt vời đối với các VĐV người tị nạn" - Trưởng đoàn Loroupe, người nắm giữ kỷ lục thế giới các năm từ 1998 - 2001 cho biết.
Trên thực tế, các VĐV người tị nạn không có nhiều cơ hội để tham gia thi đấu và được tham gia thi đấu tại AIMAG 5 là cơ hội để đời đối với họ. Việc mang tới Đại hội một số VĐV mới đã phần nào giúp họ thực hiện ước mơ của mình và quan trọng hơn cả là giúp họ thể hiện khả năng trên một đấu trường thể thao lớn. Các VĐV người tị nạn là một đội mang tính nhân văn mà các quốc gia nên động viên, cổ vũ. Đây là điều thực sự có ý nghĩa đối với họ.
5 VĐV của đoàn Thể thao Người tị nạn sống và được tập luyện cùng với các VĐV người tị nạn khác tại Kenya với trang thiết bị và cơ sở vật chất được tài trợ bởi Quỹ Hòa Bình Tegla Loroupe, cùng sự hỗ trợ của Cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn.
Bà Loroupe cũng cho biết, các VĐV đã có sự chuẩn bị tốt nhất để tham dự Đại hội lần này, bà cũng đặc biệt quan tâm tới việc kết nối với các VĐV trẻ tại Ashgabat để trao đổi về việc thể thao có thể làm gì cho phụ nữ.
Trưởng Ban điều hành Ban tổ chức AIMAG 5 Dayanch Gulgeldiyev, cũng cho biết, tuyển Thể thao người tị nạn sẽ là một điểm nhấn đặc biệt đối với Ashgabat 2017 khi mang tới Đại hội tinh thần đoàn kết Olympic.
Lindberg cam kết sử dụng tàu điện cao tốc để di chuyển tới Pyeongchang 2018
Phần đông Ủy ban Olympic quốc gia lại không tỏ ra quá quan tâm tới viễn cảnh sử dụng tàu điện cao tốc để di chuyển từ Sân bay quốc tế Incheon tới Làng VĐV thay vì sử dụng xe buýt cho hành trình của mình tại Hàn Quốc trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018.
Các đối tượng dự kiến sẽ sử dụng hình thức di chuyển này gồm các nhà tài trợ, báo chí, người hâm mộ và một số VĐV. Tuy nhiên, hình thức di chuyển mới này chưa được đưa vào vận hành cho tới tháng 12.
Chủ tịch Ủy ban phối hợp với Ủy ban Olympic quốc tế Gunilla Lindberg cũng khẳng định về việc sẽ áp dụng hình thức di chuyển này khi được hỏi về việc các thành viên Ủy ban Olympic quốc tế sẽ sử dụng tàu điện cao tốc hay xe limousines cá nhân. Hình thức di chuyển này được coi là cốt lõi thành công trong chiến dịch vận động giành quyền đăng cai của Pyeongchang 2018.
Ngoài ra, các Ủy ban Olympic quốc gia cũng rất quan tâm tới vấn đề VĐV và hành lý sẽ bị tách riêng nhau khi sử dụng phương tiện tàu điện cao tốc. Một số Ủy ban Olympic quốc gia đã đề xuất sẽ sử dụng xe buýt để vận chuyển các thiết bị nặng.
Pyeongchang 2018 công bố thông tin về hành trình rước đuốc Paralympic
Ngọn đuốc của Paralympic mùa đông Pyeongchang 2018 sẽ được rước qua năm thành phố gồm: Jeju Island, Anyang, Nonsan, Gochang, và Chungdo. Đây là năm thành phố du lịch chính vì vậy được trang bị đầy đủ các thiết bị để sẵn sàng tiếp cận với người khuyết tật và cũng được Việc người khuyết tật Hàn Quốc vinh danh vì những ưu thế này.
Một ngọn đuốc khác sẽ được rước từ Stoke Mandeville - nơi khai sinh Thế vận hội Paralympic tới thủ đô Seoul của Hàn Quốc. Thành phố thứ tám trong hành trình rước đuốc sẽ được công bố vào cuối năm.
Trưởng Ban tổ chức Pyeongchang 2018 Lee Hee-beom cho biết, hành trình rước đuốc của Paralympic Pyeongchang 2018 sẽ là một sự kiện đặc biệt với sự tham dự của tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Ban tổ chức mong muốn sự kiện sẽ tạo nên sự đam mê trên toàn đất nước và ngọn đuốc sẽ là khởi đầu tốt đẹp cho hành trình thi đấu 9 ngày của Paralympic tiếp theo ngay sau đó.
Pyeongchang 2018 sẽ có khoảng 800 người tham gia rước đuốc và khoảng 218 người hỗ trợ. Ngọn đuốc sẽ được thắp sáng cho tới ngày Bế mạc Paralympic mùa đông vào 18/3.
A.T