|
Ngôi sao bóng đá Mỹ gốc Hàn trở thành Đại sứ của PyeongChang 2018 (Ảnh:insidethegames) |
Sinh ra tại Seoul vào năm 1976 với dòng máu lai Hàn - Mỹ, Ward lớn lên tại Mỹ và tham gia chơi môn thể thao Bóng đá Mỹ với 14 mùa thi đấu dưới màu áo của Pittsburgh Steelers. Trong quá trình này, Ward đã hai lần giành được giải thưởng danh giá hàng đầu của Bóng đá Mỹ và trở thành VĐV Mỹ gốc Hàn đầu tiên giành chiến thắng tại Super Bowl Most Valuable Player (MVP) năm 2006.
Kể từ khi giải nghệ, Ward trở thành một doanh nhân thành công và là một chuyên gia phân tích truyền hình tại Mỹ. Trong nhiều năm qua Ward hoạt động tích cực để cải thiện sự chấp nhận xã hội đối với người nước ngoài tại Hàn Quốc, đặc biệt là quan điểm của thế hệ trẻ về gia đình đa chủng tộc.
Trong năm 2010, những đóng góp của Ward trong lĩnh vực thể thao đã được Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ghi nhận thông qua việc bổ nhiệm ông là một thành viên của Ủy ban Cố vấn của Tổng thống về người Mỹ gốc Á Châu và Thái Bình Dương.
Ward cảm thấy vô cùng vinh dự khi được quay trở lại nơi chôn rau cắt rốn với tư cách là một Đại sứ cũng như góp một phần công sức cho Thế vận hội mùa đông. Đây thực sự là một sự kiện tuyệt vời và một cơ hội có một không hai để xem các VĐV hàng đầu của thể thao mùa đông biểu diễn tại Hàn Quốc.
Ward cũng chia sẻ về bí quyết để đạt được thành công đó là sự nỗ lực và cống hiến. Không có gì tuyệt vời hơn khi được thi đấu trước một đám đông và Ward cũng mong muốn hâm nóng bầu không khí cho người hâm mộ tham gia Thế vận hội.
Trưởng Ban tổ chức Lee Hee-Beom rất vui mừng khi người Mỹ gốc Hàn tham gia vào danh sách Đại sứ PyeongChang 2018 Hines Ward là một trong những VĐV Mỹ gốc Hàn thành công nhất, và nước chủ nhà tự hào khi có Ward phục vụ với vai trò Đại sứ. Với đóng góp của Hines Ward, PyeongChang 2018 sẽ được người hâm mộ biết đến nhiều hơn.
Các nhà khoa học và giám đốc Y học của IPC kiến nghị về việc bổ sung ý kiến của VĐV vào hệ thống phân loại
Theo đó, các nhà khoa học và giám đốc y học của Ủy ban Paralympic quốc tế đã đưa ra những kiến nghị về việc nâng cao vai trò của VĐV khuyết tật thông qua việc bổ sung ý kiến của nhóm đối tượng này vào hệ thống phân loại.
Giám đốc khoa học và y học thể thao thuộc Ủy ban Paralympic quốc tế Peter Van de Vliet đã khẳng định rằng các VĐV nên có tiếng nói trong hệ thống phân loại của Ủy ban Paralympic quốc tế.
Theo quan điểm của Peter Van de Vliet, VĐV là một đối tác và họ có những trải nghiệm, kinh nghiệm về quá trình phân loại cũng như họ biết cách thức của toàn bộ quá trình phân loại và nhu cầu của họ ra sao, đặc biệt là đối với từng môn thể thao riêng biệt. Điều này là vô cùng quan trọng, bởi những kinh nghiệm của các VĐV giúp bổ sung khái nhiệm và thuật ngữ trong quá trình phân loại. Bản thân Các VĐV cũng kỳ vọng vào một hệ thống phân loại đúng cách, đảm bảo công bằng cho mọi đối tượng.
SEA GAMES 2017: Bộ trưởng thanh niên và thể thao động viên tinh thần đội tuyển Polo quốc gia
Với mục tiêu đặt ra tại kỳ SEA Games lần này, đội tuyển Polo quốc gia Malaysia đã nhận được sự động viên tinh thần từ phía Bộ trưởng Bộ Thanh niên và thể thao YB Brig Gen Khairy Jamaluddin.
Môn Polo của Malaysia đã từng giành vị trí quán quân tại các kỳ SEA Games năm 1983 tại Singapore và Bangkok năm 2007, và đây là lần thứ ba môn Polo của nước chủ nhà đặt mục tiêu tiếp tục giành ngôi vị quán quân lần thứ ba. Sau 10 năm, môn Polo lại quay trở về với danh sách các môn thi đấu cảu SEA Games và với năm quốc gia tham dự, nước chủ nhà kỳ vọng sẽ vươn lên bảo vệ ngôi vị quán quân trong thời gian diễn ra môn thể thao này từ 20 - 29/8 tại Putrajaya Equestrian Park.
Theo đó, để đạt được mục tiêu này, hai đối thủ đáng gờm nhất của nước chủ nhà là Thái Lan và Singapore. Ngoài ra còn có Brunei, Philippines và Indonesia cũng là những quốc gia không thể xem nhẹ. Các tuyển thủ Polo của Malaysia đang trong giai đoạn luyện tập gấp rút để hướng tới mục tiêu giành HCV.
Các tuyển thủ quốc gia cũng tham gia vào giải vô địch Polo Malaysia mở rộng lần thứ 10, diễn ra từ ngày 4/7 và đây cũng là giải thi đấu cuối cùng trước khi đội tuyển chính thức bước vào thi đấu chính thức tại SEA Games vào ngày 19/8.
Tại SEA Games Singapore năm 1983, Polo Malaysia đã vượt qua Philippines để giành HCV, HCĐ thuộc về Singapore. Tại SEA Games Bangkok 2007, Malaysia giành ngôi quán quân, vị trí Á quân thuộc về Singapore và HCĐ thuộc về Thái Lan.
A.T