|
Một trong những lớp học trong chương trình dự án (Ảnh: tokyo2020) |
Mục tiêu của Hiệp hội là kết nối các VĐV với học sinh trường học trên khắp cả nước. Theo đó, các VĐV sẽ dành thời gian để trò chuyện với các em học sinh về cách đạt được mục tiêu thông qua tập luyện chăm chỉ.
Ngay trong năm đầu tiên khi Dự án được triển khai, đã có hơn 150 VĐV tới thăm 120 trường tiểu học trên khắp đất nước. Sau 10 năm thực hiện, có hơn 10.000 lớp học trên hơn 3.000 trường học trên khắp đất nước được đưa vào triển khai tại Dự án với sự tham gia của hàng nghìn VĐV trong đó có một số VĐV nổi tiếng đã trực tiếp trao đổi với khoảng hơn 300.000 học sinh.
Sau khi trận động đất thế kỷ gây nên những tổn thất nặng nề tại Nhật Bản vào tháng 3/2011, bốn cơ quan thể thao của Nhật Bản là Hiệp hội thể thao Nhật Bản, Ủy ban Olympic Nhật Bản, League Alliance hàng đầu của Nhật Bản và Hiệp hội Bóng đá Nhật Bản đã phối kết hợp để xây dựng và triển khai dự án này.
Bước đầu, có khoảng 300 VĐV được đảm nhiệm vai trò tiên phong tại khu vực ảnh hưởng nặng nề bởi động đất là Fukushima, Iwate, Miyagi, Ibaraki, Aomori và Chiba để gặp gỡ hơn 50.000 học sinh trường học. Dự án ban đầu chỉ dự kiến tiến hành đến năm 2015, sau đó tiếp tục được triển khai và mở rộng tới năm 2020.
Có rất nhiều VĐV tại Nhật Bản nhận thức rõ ràng về việc mình làm có thể giúp truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Ayano Egami - VĐV đã từng giành HCB môn bơi nghệ thuật tại Olympic Sydney 2000 và hiện đảm nhiệm vai trò quản lý thi đấu thể thao thuộc Ban tổ chức Tokyo 2020, cho biết đã tham gia rất nhiều lớp học và một trong số đó thuộc các khu vực bị động đất tác động. Tuy nhiên, mặc dù ở rất xa thủ đô, sự hiểu biết của các em về Olympic Tokyo 2020 đã khiến Ayano Egami thực sự ngạc nhiên.
Thế vận hội mùa hè 2020 thực sự là một dấu ấn lịch sử đối với nền thể thao Nhật Bản khi sự kiện thể thao mùa hè lớn nhất thế giới đã trở lại với Tokyo sau 56 năm và các tác động sâu sắc trên toàn đất nước. Sự kiện này sẽ đem đến lợi ích cho các khu vực đã từng bị thiện tai khi một số trong đó được lựa chọn trở thành địa điểm tổ chức thi đấu của Thế vận hội như: Fukushima là nơi diễn ra thi đấu môn Bóng chày và Bóng mềm còn Miyagi sẽ đăng cai môn Bóng đá.
Vào năm 2020, thế giới sẽ chứng kiến Nhật Bản, điểm đến của sức mạnh và giá trị thể thao. Để có được một Thế vận hội thành công, Ban tổ chức Tokyo 2020 sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đối tác, tổ chức thể thao và cộng đồng khu vực để khuyến khích người dân trên khắp đất nước tham gia vào thể thao. Mục tiêu của nước chủ nhà đối với Tokyo 2020 là truyền cảm hứng cho hy vọng, ước mơ và khát vọng.
Việc thay đổi lịch sẽ không ảnh hưởng tới SEA Games 29
Đó là khẳng định của Ban tổ chức nước chủ nhà kỳ Đại hội thể thao lớn nhất khu vực sẽ diễn ra vào tháng 9 tới tại Kuala Lumpur, Malaysia.
Theo đó, Ban tổ chức nước chủ nhà đó có buổi làm việc vào ngày 26/4 để thảo luận, thống nhất đảm bảo với các quốc gia thành viên sẽ tham dự Đại hội rằng việc thay đổi lịch thi đấu hoàn toàn không ảnh hưởng tới công tác chuẩn bị đang diễn ra tới thời điểm này.
Đại hội vẫn sẽ diễn ra theo dự kiến vào ngày 19/8, tuy nhiên ngày Bế mạc Đại hội sẽ được tiến hành sớm hơn một ngày là 30/8 so với ngày dự kiến là 31/8. Chính vì vậy, lịch thi đấu của các môn thể thao trong Đại hội cũng sẽ có những thay đổi theo.
Theo Thư ký Ban điều hành Ban tổ chức Đại hội Dato' Seri Zolkples Embong, sẽ có khoảng 17 trong số 38 môn thể thao của Đại hội cùng với 25 phân môn sẽ được áp dụng lịch thi đấu mới.
Thời gian diễn ra Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 29 sẽ rút ngắn từ 13 ngày xuống còn 12 ngày bắt đầu từ 19/8 tại 30 địa điểm thi đấu thuộc Kuala Lumpur, Putrajaya, Selangor, Negeri Sembilan, Langkawi và Terengganu. Hai môn thể thao diễn ra thi đấu sớm đó là Bóng đá và Bóng lưới vào ngày 14/8.
Để đảm bảo việc thay đổi lịch thi đấu của 17 môn thể thao trong số 38 môn thể thao thay đổi mà không ảnh hưởng tới thành công chung của Đại hội, Ban tổ chức, Ủy ban Olympic Malaysia, một số Ủy ban Olympic quốc gia và truyền hình nước chủ nhà cũng đã có những cuộc trao đổi, thảo luận chung để đi đến thống nhất.
Theo đó, 17 môn thể thao có lịch thi đấu thay đổi gồm: Thể thao dưới nước (nhảy cầu và bóng nước), cầu lông, bowling, cricket, xe đạp (lòng chảo, băng đồng và leo núi), cưỡi ngựa (polo), bóng đá và bóng đá trong nhà nam, nữ, field hockey (trượt băng nghệ thuật, trượt băng tốc độ), muay, bóng lưới, cầu mây, squash, taekwondo, 3 môn phối hợp, waterski - wakeboard và cử tạ.
Chiếc HCV mở màn Đại hội sẽ đến từ môn Chinlone. Tiếp theo là các nội dung cung 3 dây cá nhân nam, nữ vào ngày 16/8. Các nội dung thi đấu chung kết của môn Cử tạ sẽ diễn ra muộn nhất và kết thúc vào 1 giờ chiều ngày 30/8 ngay trước lễ Bế mạc Đại hội.
Cũng vào ngày thi đấu cuối cùng của Đại hội sẽ có 7 nội dung chung kết của ba môn thể thao là nhảy cầu, trượt băng và cử tạ được trao trong đó nội dung chung kết hạng 85kg của nam môn Cử tạ sẽ là nội dung được trao huy chương cuối cùng. Vào ngày thi đấu áp chót (29/4) với 17 môn thể thao diễn ra thi đấu, số lượng HCV được trao vào ngày này là nhiều nhất với 61 HCV.
Liên quan tới các thông tin khác, ông Dato' Seri Zolkples Embong cho biết thêm về việc thay đổi các địa điểm thi đấu như: địa điểm thi đấu của môn Bi sắt trước đây là Pudu Ulu tại Cheras nay đổi thành Arena Petanque KL; địa điểm thi đấu của môn Quần vợt trước đây là Trung tâm Quần vợt quốc gia tại Jalan Tuanku Abdul Halim nqay là Khu liên hợp quần vợt Jalan Duta. Địa điểm thi đấu môn cưỡi ngựa là Công viên quốc tế Terengganu (Lembah Bidong) và Putrajaya Precint 6. Khu Liên hợp thể thao nước Putrajaya sẽ là địa điểm thi đấu cảu các môn bơi, waterski và wakeboard.
Cũng theo ông Dato’ Seri Zolkples, đăng ký tham gia Đại hội theo tên sẽ chính thức bắt đầu vào 16/5 và kết thúc vào 30/6.
A.T