|
Thể thao điện tử sẽ trở thành môn thể thao tranh huy chương chính thức tại Asiad 2022 (Ảnh: insidethegames) |
Ban tổ chức cũng cho biết ngọn đuốc sẽ đi qua 17 thành phố và tỉnh cùng với sự tháp tùng của 7.500 người trong suốt 101 ngày kể từ 1/11 tại Incheon. Ngoài ra, có khoảng 2.018 người chạy hỗ trợ cũng sẽ được chọn để tham gia vào hành trình. "Hãy để mọi người cùng tỏa sáng" là thông điệp của hành trình rước đuốc và cũng thể hiện sự mong muốn của Ban tổ chức về việc mang thế giới đến với mọi người thông qua thể thao.
Trưởng Ban tổ chức Lee-Hee-beom cho biết, hành trình rước đuốc Pyeongchang 2018 sẽ truyền cảm hứng cho một thế hệ và quy tụ mọi người từ các nền văn hóa, chủng tộc và khu vực khác nhau.
Thể thao điện tử trở thành môn thể thao tranh huy chương chính thức của Asiad 2022
Đây là quyết định chính thức được đưa ra sau khi Ủy ban Olympic châu Á và Alisports công bố trở thành đối tác chiến lược. Theo đó, môn thể thao điện tử sẽ trở thành môn thể thao tranh huy chương chính thức tại Asiad 2022 tại thành phố Hàng Châu của Trung Quốc.
Theo Ủy ban Olympic châu Á thì quyết định này được đưa ra nhằm thúc đẩy một cách nhanh chóng và phổ biến những môn thể thao mới trong giới trẻ. Tại Asiad 18 sẽ diễn ra tại Jakarta và Palembang, Indonesia, các môn thể thao điện tử cũng sẽ góp mặt với vai trò là môn thể thao biểu diễn.
Nói về đối tác chiến lược của Ủy ban Olympic châu Á, Alisports được thành lập từ năm 2015 được biết đến với cái tên tập đoàn thể thao Alibaba là một phần của tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba. Tập đoàn Alibaba và Ủy ban Olympic châu Á có sự hợp tác chặt chẽ nhằm phát triển thị trường thể thao điện tử.
Chủ tịch Ủy ban Olympic châu Á Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah cho biết, Ủy ban Olympic châu Á luôn theo đuổi sự phát triển bền vững, những giá trị di sản và mục tiêu thúc đẩy thể thao châu Á và thực sự hài lòng với đối tác Alisports trên chặng đường theo đuổi những mục tiêu nêu trên. Ủy ban Olympic châu Á cũng kỳ vọng ở sự hợp tác rộng lớn hơn với Alisports đối với khái niệm thể thao kỹ thuật số trong các sự kiện thể thao. Chủ tịch Sheikh Ahmad Al-Fahad Al-Sabah cũng khẳng định về khả năng tổ chức của Alisports, cũng như kinh nghiệm về các môn thể thao điện tử và sự trợ giúp cho Ủy ban Olympic châu Á trong việc phát triển các môn thể thao nói chung.
Quỹ Alisports và phụ trách điều hành Zhang Dazhong này tỏ lời cảm ơn tới Ủy ban Olympic châu Á về sự tin tưởng dành cho Alisports. Tập đoàn sẽ cung cấp, tài trợ cho các kỳ Đại hội thể thao châu Á để Ủy ban Olympic châu Á có thể đạt được những lợi ích và lợi thế tối đa.
Gần đây nhất, tại Đại hội thể thao võ thuật trong nhà châu Á năm 2017 tại Turkmenistan, thủ đô của Ashgabat, các môn thể thao điện tử cũng được đưa vào chương trình thi đấu với tư cách là môn thể thao biểu diễn. Cũng theo Chủ tịch Sheikh Ahmad, hiện có khoảng hơn 350 triệu người trên khắp khu vực châu Á tham gia vào các môn thể thao điện tử.
Chính phủ Hàn Quốc tăng ngân sách trước khi Pyeongchang 2018 chính thức diễn ra
Theo đó, nguồn ngân sách tăng thêm 1.75 triệu đô la Mỹ dành cho công tác tập huấn VĐV và hỗ trợ công tác chuẩn bị cho Olympic và Paralympic mùa đông 2018. Đây là khoản ngân sách bổ sung cho ngân sách được duyệt vào tháng Một vừa qua với 25.5 triệu đô la Mỹ hỗ trợ cho các đội tuyển quốc gia. Nguồn ngân sách này được sử dụng để giúp tăng cường tập huấn nước ngoài và tuyển dụng chuyên gia.
Ủy ban Olympic và thể thao Hàn Quốc, Ban tổ chức Pyeongchang 2018 và Viện khoa học thể thao Hàn Quốc đã có buổi làm việc vào ngày 19/4 để thảo luận về kế hoạch liên quan tới Thế vận hội mùa đông. Theo đó, mục tiêu mà thể thao nước chủ nhà đặt ra tại kỳ Thế vận hội lần này là vị trí thứ Tư trong tốp 10 quốc gia đứng đầu bảng tổng sắp huy chương của Olympic và Paralympic 2018.
Tại Thế vận hội mùa đông Sochi 2014, Hàn Quốc đứng vị trí thứ 13 với 8 huy chương trogn đó có 3 HCV.
A.T