|
Ngày chạy tiếp sức SEA Games 29 và ASEAN Para Games 9 tại Thái Lan (Ảnh: seagames2017) |
Thông thường chặng đường của ngọn đuốc tiếp sức của SEA Games 29 và ASEAN Para Games 9 tại các quốc gia trước đó dài khoảng 11km thì chặng đường tiếp sức tại Thái Lan dài gấp đôi với hành trình 24km với 12 điểm tiếp sức và sự tham gia của hơn 5.000 người.
Ngọn đuốc tiếp sức khởi hành và kết thúc tại cùng một điểm đó là Sân vận động Hua Mark, một trong những địa điểm thi đấu của Cúp Bóng đá trong nhà thế giới FIFA 2012 cũng là nơi giao thương sầm uất của thành phố Băng cốc với khoảng 10 triệu người. Bên cạnh đó, Siam Paragon và Central World là hai trong số những địa danh bán lẻ nổi tiếng góp mặt vào hành trình này.
Bộ trưởng thanh niên và thể thao Malaysia YB Brig Gen Khairy Jamaluddin, đã gửi lời cảm ơn tới Chính phủ Thái Lan về những nỗ lực tổ chức một hành trình trên chặng đường dài hơn mong đợi. Sự kiện này giống như một thông điệp gửi tới cộng đồng khu vực và các quốc gia về sự hiện diện của ngọn đuốc và thông tin về ngày chạy cũng như Đại hội đã được giới truyền thông chuyển tải rộng khắp.
Ngày chạy còn có sự tham gia của Bộ trưởng Du lịch và thể thao Thái Lan Kobkarn Wattanavrangkul, các VĐV nổi tiếng như nguyên xạ thủ số 1 Sutiya Jiewchaloemmit, VĐV Bóng chuyền Pleumjit Thinkaow, VĐV Bóng rổ Wuttipong Dasom, HCV Cử tạ Rio 2016 Sukanya Srisurat, VĐV Taekwondo Panipak Wongpattankit, HCV môn Quần vợt tại SEA Games Singapore Warit Sornbutnark, VĐV Quyền Anh Tasmalee Thongjan và VĐV môn Cầu mây Pornchai Kaokaew ... Ngoài các VĐV thành tích cao còn có sự góp mặt của các VĐV người khuyết tật như Pongsakorn Paeyo - HCV Rio 2016.
Tại điểm cuối của chặng đường, ngọn đuốc tiếp sức được trao cho Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan - Nguyễn Tất Thành nhằm chuẩn bị cho chặng tiếp sức vào ngày 9/4/2017 tại Hà Nôi.
Ủy ban Olympic quốc gia châu đại dương nghe báo cáo tập huấn dự kiến tại Fukuoka
Nhằm tích cực hướng tới Thế vận hội mùa hè Tokyo 2020, Ủy ban Olympic quốc gia châu đại dương đã nghe báo cáo về kế hoạch tập huấn dự kiến. Theo đó, các thành viên tham gia tập huấn sẽ được thụ hưởng cơ sở tập luyện tại Fukuoka, một trong những địa điểm chính thức của Olympic mùa hè Tokyo 2020.
Fukuoka thuộc Kyushu là hòn đảo lớn thứ ba của Nhật Bản nếu trở thành điểm đến của các VĐV châu đại dương sẽ là dự án khuyến khích sự kết nối cộng đồng, phát triển thể thao và trao đổi quốc tế.
Các quan chức Fukuoka cũng cho biết dự án nếu được khởi động sẽ chia làm các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, giúp cho các VĐV chuẩn bị cho sự kiện cũng như thông qua đây tạo nên sự hiểu biết lớn hơn về văn hóa.
Tổng thư ký Ủy ban Olympic quốc gia châu đại dương Ricardo Blas cũng đã tới thăm Fukuoka để tận mắt chứng kiến thực trạng cơ sở vật chất nơi đây.
Trước đây, Fukuoka cũng là địa điểm tập luyện của đội tuyển Thụy Điển trong chiến lược hướng tới Olympic mùa hè Bắc Kinh 2008 và là điểm đến của tuyển Anh nhằm chuẩn bị cho giải vô địch điền kinh thế giới 2015 cũng diễn ra tại thành phố thủ đô của Trung Quốc.
Việc các VĐV. HLV nước ngoài tới tập huấn tại đây cũng góp phần khuyến khích các VĐV trẻ tại Nhật Bản đến với thể thao nhiều hơn.
Nếu dự án được thông qua, một chương trình tập huấn kéo dài một hoặc hai tháng sẽ được triển khai trước. Sau đó là giai đoạn dài hơi hơn có thể từ hai tới ba tháng. Chương trình nghiên cứu cũng sẽ được triển khai tại các trường học hoặc trường đại học tại địa phương để giúp các VĐV tiếp tục trau dồi kiến thức văn hóa trong khi tập huấn. Trong quá trình tập luyện tại đây, các VĐV khu vực châu đại dương cũng sẽ tham gia thi đấu giao hữu tại các giải khu vực.
Các HLV của khu vực châu đại dương cũng sẽ tham gia vào các chương trình tiềm năng như tập huấn nghề nghiệp hay những khóa huấn luyện ngắn hạn với các chuyên gia nước sở tại.
Bên cạnh đó, Ủy ban Olympic quốc gia châu đại dương cũng đề xuất HLV của Fukuoka tới thăm và hướng dẫn cho các môn mà họ yêu cầu.
Tokyo 2020 công bố sách hướng dẫn cho Paralympic Games
Sách hướng dẫn được thiết kế riêng nhằm đảm bảo cho việc tiếp cận với Paralympic Games Tokyo 2020 là hoàn toàn dễ dàng và tiện ích đối với bất cứ đối tượng nào.
Sách hướng dẫn được xây dựng dựa trên sự tư vấn của Ủy ban Paralympic quốc tế, các tổ chức liên quan, chính quyền thành phố Tokyo, các nhóm người khuyết tật...
Theo Ủy ban Paralympic quốc tế, việc cho ra đời sách hướng dẫn này nhằm đảm bảo các địa điểm thi đấu, cơ sở vật chất, thiết bị và dịch vụ tại Thế vận hội sẽ là những địa điểm có thể tiếp cận đối với mọi đối tượng. Đây cũng là nỗ lực tuyệt vời của nước chủ nhà nhằm thúc đẩy xã hội.
Theo đánh giá của Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế Xavier Gonzalez, sách hướng dẫn mới tuân thủ những tiêu chuẩn của Ủy ban Paralympic quốc tế cũng như có thể trở thành hình mẫu cho các tổ chức khác tại Nhật Bản nhằm dễ dàng tiếp cận hơn.
Paralympic Games cũng sẽ trở thành chất xúc tác thúc đẩy hòa nhập xã hội, đặc biệt là đối với người khuyết tật.
Pyeongchang 2018 mong muốn cải thiện đất nước trên mọi lĩnh vực
Trưởng Ban tổ chức Pyeongchang 2018 Lee Hee-beom thể hiện mong muốn mang đến hình ảnh một đất nước Hàn Quốc toàn diện thông qua Olympic và Paralympic mùa đông sau khi Ban tổ chức chính thức công bố báo cáo bền vững.
Theo đó, báo cáo giải thích rằng Pyeongchang 2018 đưa ra năm vấn đề phát triển bền vững gồm: Olympic xanh với lượng khí thải thấp, thiên nhiên, cuộc sống, con người và truyền thống văn hóa.
Và để làm được những vấn đề này, nước chủ nhà đã ưu tiên xây dựng các kế hoạch di sản cho các địa điểm thi đấu, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông xanh, quản lý các khu vực hư hỏng và sử dụng năng lượng tái tạo.
Trưởng Ban tổ chức Lee cũng cho biết, Olympic và Paralympic kỳ vọng đóng vai trò tiên phong trong nhận thức về sự bền vững, đặc biệt là tạo dưng nên một cộng đồng quốc tế hoạt động vì sự phát triển bền vững cho nhân loại trong giai đoạn đối mặt với những thách thức về thay đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên.
Ban tổ chức sẽ nỗ lực hết sức để nâng cao vị thế của nước chủ nhà ở mọi khía cạnh, mang đến những địa điểm thi đấu toàn cầu, nơi các công dân có thể kết nối sự đam mê thông qua Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018.
Năm tới đây, khoảng 175 bạn trẻ đến từ 44 quốc gia sẽ có cơ hội tích lũy kinh nghiệm từ các môn thể thao mùa đông và trở thành một phần lịch sử và văn hóa của Pyeongchang.
A.T