Sapporo 2017 chiếm trọn cảm tình từ Ủy ban Olympic châu Á

Phó Chủ tịch danh dự Ủy ban Olympic châu Á ông Wei Jizhong đánh giá về kỳ Đại hội thể thao mùa đông châu Á lần thứ tám diễn ra tại Sapporo, Nhật Bản đó là "thành công mọi mặt".

Nước chủ nhà đứng đầu bảng tổng sắp huy chương Đại hội thể thao mùa đông châu Á lần thứ tám (Ảnh: insidethegames)
Phát biểu tại cuộc họp báo diễn ra trong khuôn khổ Đại hội vào ngày 26/2, ông Wei cho biết Đại hội đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ các VĐV, Ủy ban Olympic quốc gia, các đại biểu kỹ thuật, Liên đoàn thể thao quốc tế và Chủ tịch Ủy ban Olympic châu Á - Hoàn thân Sheikh Ahmad Al Fahad Al Sabah.

Ông Wei cho biết Hoàng Thái Tử Nhật Bản Crown Prince Naruhito cũng đã gặp gỡ cũng như đàm phán thân mật với các thành viên ban điều hành Ủy ban Olympic châu Á, Ủy ban Olympic quốc tế. Điều này cho thấy, tầm quan trọng cũng như sự quan tâm của chính phủ Nhật Bản đối với sự kiện này.

Sự quan tâm từ chính phủ đến người dân góp phần tích cực thúc đẩy thể thao quốc gia này phát triển. Đại hội thể thao mùa đông châu Á lần thứ tám là sự kiện thể thao lớn nhất trong lịch sử với sự tham gia của 1200 VĐV đến từ 32 Ủy ban Olympic quốc gia và số lượng các đội tham gia thi đấu lớn nhất.

Chủ tịch Liên đoàn Hockey trên băng quốc tế Rene Fasel cũng vui mừng với số lượng 18 đội tham gia thi đấu môn thể thao này. Thậm chí có tới 60% quốc gia tham dự đến từ khu vực không có băng, tuyết như: Macao, Hồng Công, Qatar. Một ví dụ khác là Đại biểu kỹ thuật liên đoàn Ski quốc tế cũng thực sự ngạc nhiên về sự tăng nhanh về số lượng các VĐV của môn này ở khu vực châu Á, đặc biệt là đối với những VĐV tham dự với mục tiêu học hỏi là chính.

Ủy ban Olympic châu Á cũng vui mừng trước số lượng vé mà ban tổ chức đại hội bán ra là 70.000 vé, điều này cho thấy người dân Sapporo yêu thích các môn thể thao mùa đông, hỗ trợ và tham gia và khích lệ sự kiện này.

Cũng tại Đại hội lần này, nhiều nhà quản lý thể thao cũng đã được tập huấn phục vụ cho công tác chuẩn bị tổ chức Thế vận hội mùa hè 2020 tổ chức tại Tokyo nhằm thúc đẩy sự phát triển thể thao ở Nhật Bản nói riêng và khu vực châu Á nói chung. Khán giả tham gia sự kiện này thể hiện sự nhiệt tình và khích lệ công bằng đối với tất cả các VĐV dù ở trình độ cao hay thấp. Đây là điều mà Ủy ban Olympic châu Á đánh giá cao đối với khán giả tới xem thi đấu tại Đại hội.

Chủ tịch Ủy ban Y tế  và chống doping và Ủy ban Olympic quốc tế, Tiến sĩ Mani Jegathesan, miêu tả về chất lượng và hiệu quả của dịch vụ này là "tuyệt hảo". Trong Đại hội đã tiến hành thử nghiệm doping cho 200 mẫu thử, một nửa trong số đó đã được phòng thí nghiệm tại Tokyo được Tổ chức chống doping thế giới thông qua có kết quả âm tính.

Thị trưởng thành phố Sapporo và cũng là Trưởng Ban tổ chức Đại hội ông Katsuhiro Akimoto cho biết, sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Sapporo vào tháng ba năm 1986 với chỉ 7 đội tham dự thế nhưng tính tới kỳ Đại hội lần này, với sự tăng trưởng kinh tế và cơ sở vật chất dành cho các môn thể thao mùa đông tại khu vực tây Á và Đông Nam Á, Đại hội lần thứ tám đã diễn ra trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn.

Sự kiện thi đấu môn trượt băng tốc độ có sự tham gia của các VĐV đến từ Úc và New Zealand thực sự ghi dấu ấn mới trong lịch sử thể thao mùa đông châu Á. Người dân địa phương thực sự phấn khích với sự kiện này, thậm chí họ còn mang theo đồ ăn tới địa điểm thi đấu, khoảng 2.000 em học sinh tiểu học chuẩn bị những lá cờ và băng rôn để làm nóng bầu không khí thi đấu tại Obihiro.

Tình nguyện viên của Đại hội được nhắc tới là "những người hỗ trợ tươi cười". Tổng số 4.500 tình nguyện viên đã làm nên thành tựu lớn của Sapporo và Hokkaido.

Nước chủ nhà đứng đầu bảng tổng sắp huy chương Đại hội thể thao mùa đông châu Á lần thứ tám

Chiếc HCV của VĐV trẻ nước chủ nhà Shoma Uno đã góp phần vào số lượng HCV kỷ lục mà Nhật Bản giành được và cũng chính thức khép lại kỳ Đại hội thành công nhất trong lịch sử các Đại hội thể thao mùa đông châu Á. VĐV 19 tuổi đến từ Nagoya đã hoàn toàn chinh phục được các giám khảo tại Makomanai Ice Arena để giành chiếc chiếc HCV nội dung trượt băng nghệ thuật nam, một trong những nội dung được quan tâm nhất tại Đại hội lần này. Chiếc HCV của Uno cũng là chiếc HCV thứ 27 và là thứ 74 toàn đoàn của nước chủ nhà.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2003, khi Nhật Bản đứng ở vị trí số một toàn đoàn trên bảng tổng sắp huy chương với 27 HCV, 21 HCB và 26 HCĐ. Hàn Quốc - nước chủ nhà của kỳ Olympic mùa đông năm tới đứng ở vị trí thứ Hai bảng tổng sắp với 16 HCV, 18 HCB và 16 HCĐ và Trung Quốc - nước chủ nhà của kỳ Olympic mùa đông năm 2022 đứng vị trí thứ Ba bảng tổng sắp huy chương Đại hội với 12 HCV, 14 HCB và 9 HCĐ. Tiếp theo là Kazakhstan với 9 HCV, 11 HCB và 12 HCĐ. Triều Tiên đứng ở vị trí thứ năm bảng tống sắp huy chương Đại hội với 1 HCĐ do công của cặp đôi VĐV môn trượt băng nghệ thuật Ryom Tae-ok and Kim Ju-sik.

Nước chủ nhà giành huy chương tất cả 11 môn thể thao trong chương trình của Đại hội đặc biệt là ở các môn trượt băng và trượt tuyết. Ở nội dung trượt tuyết băng đồng, Yuki Kobayashi của nước chủ nhà thực sự là ứng cử viên nặng ký với 4 HCV ở các nội dung cổ điển 5km, cổ điển 10km, tự do và tiếp sức 15km. Ở các nội dung của môn trượt băng tốc độ diễn ra ở Obihiro, Nhật Bản, nước chủ nhà giành tới bảy trong số 14 HCV trong đó có 6 HCV của nữ do công của Miho Takagi và Nao Kodaira.

Nhật Bản cũng giành 3 HCV trong số 4 HCV của nội dung trượt tuyết đổ đèo tại Sapporo Teine do công của Emi Hasegawa và Ikuma Horishima.

Lee Seung-hoon trở thành người hùng của thể thao mùa đông Hàn Quốc khi giành tới bốn HCV ở các nội dung của môn trượt băng tốc độ. Cặp đôi Shim Suk-hee and Choi Min-jeong của xứ sở kim cho đã để tuột mất chiếc HCV dự kiến ở các nội dung 1,000m và 1,500m nhưng lại gặt hái thành công ở nội dung 3.000m tiếp sức.

Các nội dung giành HCV của Trung Quốc tập trung ở các môn trên băng với 3 HCV nội dung trượt băng tốc độ của  Wu Dajing, nhà vô địch Olympic .

A.T

Ảnh trong bài
  • Sapporo 2017 chiếm trọn cảm tình từ Ủy ban Olympic châu Á