|
Ủy ban Olympic Campuchia công bố kế hoạch chiến lược (Ảnh:insidethegames) |
Ủy ban Olympic quốc gia cũng kỳ vọng sẽ đạt được thành tích tốt nhất tại kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á sẽ diễn ra tại Kuala Lumpur, Malaysia từ 19 - 31/8. Kế hoạch này cũng sẽ được Đại hội đồng Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia thông qua vào ngày 21/3.
Tổng thư ký Ủy ban Olympic quốc gia Vath Chamroeun cho biết, thể thao Campuchia đang trên đà phát triển và đạt được những thành quả khích lệ kể từ năm 2013 đến nay. Campuchia đã từng bước đạt được mục tiêu đặt ra trong đó phải kể đến chiếc HCV châu Á đầu tiên tại Incheon sau một thời gian dài khổ luyện, dày công chờ đợi tới gần bảy thập kỷ. Thể thao Campuchia cũng đã có một kỳ thi đấu thành công tại SEA Games 2015 cũng như đại diện của thể thao nước nhà là Sorn Seavmey đã vượt qua vòng loại giành vé tham dự Olympic Rio vào năm 2016.
Trong số ba môn thể thao đối kháng mà Campuchia xây dựng kế hoạch chiến lược để phát triển và hướng tới mục tiêu là Olympic 2020 có Taekwondo và Karatedo. Với kế hoạch chiến lược này, Campuchia kỳ vọng sẽ thúc đẩy được công tác tập huấn cũng như phát triển nguồn nhân lực, giúp các VĐV Campuchia đạt được điểm rơi phong độ vào đúng Tokyo 2020.
Tổng thư ký Ủy ban Olympic quốc gia Vath Chamroeun cũng cho biết sẽ cung cấp điều kiện tập luyện tốt nhất cho các VĐV đội tuyển quốc gia bao gồm cả việc cử tập huấn nước ngoài, thuê chuyên gia trong đó có chuyên gia nước ngoài giỏi. Ủy ban Olympic quốc gia Campuchia cũng mong muốn các trọng tài và quan chức sẽ nâng cao năng lực để đạt được tiêu chuẩn quốc tế. Đó là những mục tiêu mà thể thao Campuchia định hướng trong thời gian tới.
Tổng thư ký Ủy ban Olympic quốc gia Vath Chamroeun cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược này cũng như tin tưởng rằng các mục tiêu mà kế hoạch đặt ra là khả thi. Làm tốt kế hoạch này, thể thao Campuchia sẽ gặt hái nhiều thành công tại SEA Games 2023.
1200 VĐV của 32 Ủy ban Olympic quốc gia tham dự Đại hội thể thao mùa đông châu Á
Đây cũng là dấu hiệu tích cực cho sự phát triển của thể thao mùa đông châu Á khi tại Đại hội thể thao mùa đông châu Á tại Almaty and Astana, Kazakhstan, năm 2011 số lượng VĐV tham dự là 843 VĐV của 26 Ủy ban Olympic quốc gia. Đây cũng là sự kiện đầu tiên có sự tham gia của các nước đến từ khu vực châu Đại dương là Úc và New Zealand với tư cách khách mời.
Đại hội thể thao mùa đông châu Á cũng là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên tham dự một sự kiện thể thao mùa đông của năm quốc gia châu Á là: Indonesia, Sri Lanka, Đông Timor, Turkmenistan và Việt Nam.
Đây cũng là sự kiện để nước chủ nhà Nhật Bản kiểm chứng về năng lực tổ chức các sự kiện thể thao lớn, hướng tới Tokyo 2020. Trưởng Ban tổ chức Tokyo 2020 Yoshirō Mori cho biết, những gì mà Ban tổ chức Đại hội thể thao mùa đông châu Á làm được cho tới thời điểm này cũng như thành công khi sự kiện này kết thúc sẽ là minh chứng rõ nhất về năng lực tổ chức của Sapporo nói riêng và của Nhật Bản nói chung.
Các vị khách quý đến với Đại hội lần này sẽ được tận hưởng các trang thiết bị tầm cỡ thế giới, một nền văn hóa hàng thế kỷ vừa lâu đời, vừa hiện đại cũng như thái độ hiếu khách mà người dân chủ nhà mang tới.
Sapporo 2017 cũng sẽ là sự kiện tiên phong, cung cấp lực lượng chuyên gia cho nhiều lĩnh vực từ vận chuyển cho tới dịch vụ y tế, vận hành truyền thông, quản lý địa điểm thi đấu cho Tokyo 2020. Qua sự kiện này, các chuyên gia có thể tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý báu để phục vụ tốt hơn tại Tokyo 2020. Đối với các đoàn đại biểu quốc tế, người hâm mộ thể thao, đây cũng là cơ hội để nuôi dưỡng mong muốn tiếp tục đến với Olympic và Paralympic Tokyo vào năm 2020.
Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Nhật Bản Tsunekazu Takeda cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của các sự kiện được tổ chức. Theo đó, có càng nhiều sự kiện quan trọng được tổ chức thì vị thế của nước chủ nhà càng được nâng cao. Thông qua việc tổ chức thành công các sự kiện này sẽ góp phần chứng minh năng lực của Nhật Bản tại khu vực châu Á năng động. Mà ngay trước mắt là Sapporo, sự kiện kết nối mọi người tạo nên sự trao đổi quốc tế, trao đổi giữa các nền văn hoa khác nhau, tiếp nhận những thách thức cũng như tận hưởng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của Hokkaido.
Châu Á đã và đang khẳng định vị trí quan trọng đối với thể thao thế giới và đã trở thành một khu vực có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thể thao với minh chứng là ba kỳ Thế vận hội liên tục được tổ chức tại khu vực này trong thời gian tới.
A.T