Chèo thuyền, môn thể thao phát triển nhanh ở châu Phi (05/08/2008)

Là môn thể thao truyền thống phổ biến ở các quốc gia phương Tây, Chèo thuyền được truyền bá từ Ai Cập tới Hy Lạp và thành Rome thời văn hoá cổ đại. Cùng với dòng thời gian, môn thể thao này đã trở nên quen thuộc với người dân xứ sở sương mù vào thế kỷ 17 và 18. Đến thế kỷ 19, Chèo thuyền đã trở thành môn thể thao phổ biến ở Châu Âu và tầm ảnh hưởng của nó bắt đầu lan sang Châu Mỹ. Cho tới thời điểm này, Chèo thuyền đã có sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới khi là một bộ môn phát triển rộng ở nhiều quốc gia Châu Phi.


 
Là môn thể thao truyền thống phổ biến ở các quốc gia phương Tây, Chèo thuyền được truyền bá từ Ai Cập tới Hy Lạp và thành Rome thời văn hoá cổ đại. Cùng với dòng thời gian, môn thể thao này đã trở nên quen thuộc với người dân xứ sở sương mù vào thế kỷ 17 và 18. Đến thế kỷ 19, Chèo thuyền đã trở thành môn thể thao phổ biến ở Châu Âu và tầm ảnh hưởng của nó bắt đầu lan sang Châu Mỹ. Cho tới thời điểm này, Chèo thuyền đã có sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới khi là một bộ môn phát triển rộng ở nhiều quốc gia Châu Phi.

Chủ tịch Liên đoàn Chèo thuyền Châu Phi, đại diện khu vực Châu Phi ở Liên đoàn Chèo thuyền quốc tế (FISA), Khaled Zein Eldin cho biết, khi ông được bầu làm Chủ tịch thì chỉ mới có 4 quốc gia Châu Phi du nhập môn này thế nhưng tính đến nay đã có hơn 25 quốc gia. Con số đó cho thấy tốc độ phát triển nhanh và tầm ảnh hưởng của môn Chèo thuyền tại Châu Phi.

Trong số các quốc gia Châu Phi có môn Chèo thuyền, Zimbabwe được coi là quốc gia gạo cội còn Tunizia và Algeria là 2 quốc gia có thành tích tốt nhất. Có thể thấy phong trào phát triển môn thể thao này ở Châu Phi rất tốt. Giải Vô địch Châu Phi tổ chức lần đầu tiên tại Cairo vào năm 1993 với sự tham dự của 3 quốc gia thế nhưng đến nay đã có hơn 10 quốc gia tham dự.

Ở Nam Phi, môn Chèo thuyền còn trở thành một hoạt động trong trường học. Các giải vô địch Chèo thuyền trường học tại Nam Phi cũng thu hút được sự chú ý của đông đảo người quan tâm. Nam Phi đã xây dựng Học viện chuyên nghiệp của môn Chèo thuyền với mục tiêu hướng tới giành HCV Olympic. Các đối tượng được huấn luyện tại đây sẽ học được cách tiếp cận với các thiết bị tập luyện tiêu chuẩn thế giới, được làm quen với HLV, các bữa ăn, cách rèn luyện sức khoẻ... Để đầu tư tích cực cho môn này, Nam Phi cũng có tới 3 nhà máy sản xuất thiết bị cho môn này.

Với những nỗ lực này, tại Olympic Bắc Kinh 2008, Châu Phi đã có tới 5 quốc gia tham gia tranh tài tại sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này gồm: Zimbabwe, Nam Phi, Ai Cập, Cameroon và Kenya.

Nói về sự hình thành Liên đoàn Chèo thuyền ở các quốc gia từ những ngày đầu, Chủ tịch Liên đoàn Chèo thuyền Ai Cập cho biết, Liên đoàn Chèo thuyền Ai cập được thành lập từ năm 1907 và trở thành thành viên của FISA năm 1925. Với bề dày kinh nghiệm và thâm niên gắn bó với môn thể thao này, tính đến nay, Liên đoàn này có tới 30 CLB đua thuyền với hơn 1.000 tay chèo cự phách. Và với tư cách là một trong những quốc gia đầu tiên phát triển môn Chèo thuyền, Ai Cập cũng mong muốn thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của môn thể thao này tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Ông Khaled Zein Eldin hết sức lạc quan với tiềm năng phát triển của môn Chèo thuyền ở khu vực Châu Phi khi tuyên bố sẽ có thêm nhiều đại diện của Châu Phi góp mặt tại TVH Luân Đôn năm 2012. Đó là khẳng định và cũng là quyết tâm của những ai yêu môn thể thao này tại Châu Phi.
 


A.T (theo xinhua)

 

Ảnh trong bài
  • Chèo thuyền, môn thể thao phát triển nhanh ở châu Phi (05/08/2008)