|
Việc được tận mắt chứng kiến những màn thi đấu của các VĐV khuyết tật thực sự quan trọng đối với trẻ em, để dạy các em rằng nếu thực sự muốn một cái gì đó trong cuộc sống, bạn sẽ hoàn thành nó, bạn sẽ vượt qua bất cứ điều gì bạn phải vượt qua mặc dù không có tay hoặc chân" (Ảnh: rio2016) |
Cô giáo Ana Gabriela Malta cho biết, khi được thông báo về việc tới Công viên Olympic Barra để xem các trận thi đấu của Paralympic, các em đã tỏ ra vô cùng phấn khích có nhiều em đã thực sự trải qua một đêm thấp thỏm trước chuyến đi này. Tuy nhiên, thực tế khi tới và được tận mắt chứng kiến những VĐV khuyết tật thi đấu thì cảm xúc của các em còn tuyệt vời hơn rất nhiều.
Một trăm bé độ tuổi từ 3 tuổi đến 7 tuổi thuộc trường Dom Cipriano da Sociedade de Providência đã được dắt tới xem những trận thi đấu Boccia của các VĐV khuyết tật. Sau khi đặt chân tới đây để chứng kiến sự nỗ lực ngoài sức tưởng tượng của các VĐV khuyết tật, Hiệu trưởng Ana Gabriela Malta cho biết, đây không còn là những trận thi đấu Boccia nữa mà trở thành những hoạt động vô cùng mới lạ đối với các em.
Cô hiệu trưởng cũng cho biết, việc lựa chọn sự kiện thi đấu của các VĐV khuyết tật để tới tham dự là bởi mong muốn mang tới cho các em cơ hội tiếp cận với giới hạn mà người khuyết tật đã vượt qua cũng như cách họ khắc phục khó khăn hàng ngày để sống cuộc sống của mình.
Với trải nghiệm này, chúng tôi muốn đem đến cho các em ước mơ, niềm tin và sự thay đổi. Có được cơ hội này, cô hiệu trưởng cũng gửi lời cảm ơn tới chương trình gây quỹ toàn cầu dưới sự hỗ trợ của Ủy ban Paralympic quốc tế với nguồn ngân quỹ 45.000 đô la Mỹ để mua vé cho 15.000 bạn trẻ có thể tham dự sự kiện này.
Ngoài ra, chương trình giáo dục Rio 2016 Transforma cũng tạo cơ hội cho 33.000 bạn trẻ tiếp cận với sự kiện ý nghĩa này. Chương trình giáo dục Rio 2016 hoạt động từ năm 2014 nhằm thúc đẩy vai trò của thể thao trong giáo dục tại Brazil và khuyến khích phong cách sống năng động cũng như thúc đẩy thể thao Olympic và Paralympic trong trường học cùng với hàng loạt các lễ hội thể thao.
Chương trình đã đạt tới con số 7 triệu học sinh ở 12.000 trường học trên khắp đất nước Brazil. Trước khi đến với những buổi biểu diễn thực tế, các giáo viên đã có những lớp học đặc biệt để giải thích về những vấn đề liên quan tới Olympic và Paralympic. Mỗi ngày, mỗi lớp sẽ có một bài luận về những gì đang diễn ra tại Thế vận hội.
Một tình nguyện viên tại các trường mẫu giáo, Camila Espírito Santo, cho biết kinh nghiệm sẽ làm thay đổi nhận thức của trẻ em. Việc được tận mắt chứng kiến những màn thi đấu của các VĐV khuyết tật thực sự quan trọng đối với trẻ em, để dạy các em rằng nếu thực sự muốn một cái gì đó trong cuộc sống, bạn sẽ hoàn thành nó, bạn sẽ vượt qua bất cứ điều gì bạn phải vượt qua mặc dù không có tay hoặc chân"
Những nội dung bị độc chiếm tại Paralympic Rio 2016
Tính đến ngày thi đấu 14/9/2016, đoàn thể thao Paralympic Trung Quốc vẫn đang giữ vị trí độc tôn với số lượng HCV (75 HCV) cách xa so với quốc gia đứng thứ Nhì là Vương Quốc Anh (43 HCV). Đoàn Nga đứng thứ Ba với 31 HCV và đương kim vô địch Olympic Rio 2016, đoàn Mỹ đang đứng ở vị trí thứ Tư bảng tổng sắp huy chương với 26 HCV.
Mặc dù đứng thứ Tư bảng tổng sắp huy chương Paralympic Rio 2016 tới thời điểm này, thế nhưng đoàn thể thao Mỹ cũng thành công ngang ngửa với Trung Quốc về số nội dung độc chiếm huy chương. Theo đó, tính đến ngày thi đấu 14/9, đoàn thể thao khuyết tật Mỹ có tới 2 nội dung độc chiếm huy chương đó là nội dunng 1500m nữ hạng thương tật T54 môn Điền kinh với ba màu huy chương Vàng Bạc Đồng đều thuộc về các đại diện của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ lần lượt là Tatyana McFadden thành tích 3:22.50, Amanda McGrory thành tích 3:22.61 và Chelsea McClammer thành tích 3:22.67. Trong đó với thành tích 3:22.50, Tatyana McFadden còn xuất sắc lập kỷ lục Paralympic.
Nội dung thứ hai mà các VĐV khuyết tật Mỹ chiếm trọn bộ huy chương là ba môn phối hợp hạng thương tật PT2 của nữ với HCV thuộc về Allysa Seely với thành tích 1:22:55, Hailey Danisewicz giành HCB với 1:23:43 và HCĐ thuộc về Melissa Stockwell 1:25:24.
Không chỉ chứng tỏ vị trí vượt trội tại Paralympic Rio 2016, đoàn Thể thao Trung Quốc còn độc chiếm trọn bộ huy chương ở các nội dung bơi bướm 100m nam hạng thương tật S8 với HCV thuộc về Song Maodang thành tích 59.19, Xu Haijiao giành HCB với 1:00.08 và Yang Guanglong giành HCĐ với 1:01.18. Thành tích 59.19 của Song Maodang giúp VĐV lập kỷ lục thế giới ở nội dung thi đấu này.
Ở nội dung bơi bướm 50m nam hạng thương tật S6, các VĐV Trung Quốc cũng chiếm trọn bục huy chương với thành tích HCV thuộc về Xu Qing 29.89, thành tích này giúp Xu Qing lập kỷ lục thế giới. Zheng Tao giành HCB với 29.93 và Wang Lichao giành HCĐ với 30.93.
Nội dung thứ ba mà các đại diện thể thao người khuyết tật Trung Quốc giành trọn bộ huy chương đó là bơi ngửa 50m nam hạng thương tật SB2 với kỷ lục thế giới mới thuộc về Huang Wenpan thành tích 50.65. Li Tingshen với thành tích 51.78 giành HCB và Huang Chaowen 54.29 giành HCĐ.
A.T