Châu Á có một đại diện được lựa chọn vào Ủy ban VĐV thuộc Ủy ban Olympic quốc tế

Theo đó, VĐV RYU Seung-min môn Bóng bàn của Hàn Quốc đã vượt qua năm ứng cử viên khác của khu vực châu Á là AL-ATTIYAH Nasser Salih môn Bắn súng của Qatar, DAWANI Nadin môn Taekwondo của Jordan, LIN Yi-chun môn Bắn súng của Đài Bắc Trung Quốc, MUROFUSHI Koji môn Điền kinh của Nhật Bản và NEHWAL Saina môn Cầu lông của Ấn Độ để trở thành một trong bốn thành viên mới của Ủy ban Olympic quốc tế.

RYU Seung-min môn Bóng bàn của Hàn Quốc là VĐV có số phiếu bầu nhiều thứ hai trong số bốn gương mặt được bầu chọn vào Ủy ban VĐV thuộc Ủy ban Olympic quốc tế (Ảnh: ocasia.org)
RYU Seung-min môn Bóng bàn của Hàn Quốc là VĐV có số phiếu bầu nhiều thứ hai trong số bốn gương mặt được bầu chọn vào Ủy ban VĐV thuộc Ủy ban Olympic quốc tế. Cụ thể, nữ VĐV Britta Heidemann môn Đấu kiếm của Đức đứng đầu danh sách với 1,603 phiếu bầu chọn. nam VĐV Ryu Seung-min môn Bóng bàn của Hàn Quốc có 1,544 phiếu bầu chọn, nam VĐV Daniel Gyurta môn Bơi của Hungary có 1,469 phiếu và nữ hoàng môn Nhảy cao môn Điền kinh của Nga Yelena Isinbayeva góp mặt vào Ủy ban VĐV với 1,365 phiếu bầu.

Điều đáng chú ý là dù bị cấm tham dự Olympic, nữ hoàng nhảy cao Yelena Isinbayeva vẫn vượt qua các đối thủ để chính thức trở thành thành viên của Ủy ban Vận động viên thuộc Ủy ban Olympic quốc tế với nhiệm kỳ 8 năm. Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach sẽ chính thức công bố 4 thành viên mới của Ủy ban Vận động viên thuộc Ủy ban Olympic quốc tế tại lễ bế mạc Rio 2016 hôm 21/08 tới đây.

Cầu lông Indonesia giành HCV tại Olympic Rio 2016

Tấm HCV đầu tiên ở Olympic Rio 2016 của đoàn thể thao Indonesia trong trận chung kết đôi nam nữ môn cầu lông giữa cặp đôi Liliyana Natsir - Tontowi Ahmad của Indonesia và Malaysia Goh Liu Ying - Chan Peng Soon của Malaysias với tỷ số 2-0 đã góp phần nâng tổng số HCV của các quốc gia Đông Nam Á tại kỳ Thế vận hội mùa hè lần thứ 31 lên con số 5 HCV bên cạnh 2 HCV môn Cử tạ của Thái Lan, 1 HCV môn Bắn súng của Việt Nam và 1 HCV môn Bơi của Singapore.

Với chiếc HCV này, theo khung thưởng nhà nước Indonesia thì Tontowi và Liliyana được được 380.000USD mỗi VĐV. Ngay sau khi đoạt HCV, báo chí hỏi về việc sử dụng tiền thưởng lớn này, Tontowi cho biết sẽ sử dụng phần lớn số tiền thưởng đó vào việc giúp đỡ trẻ em nghèo Indonesia. Chiếc HCV đôi nam- nữ môn cầu lông Olympic là HCV đầu tiên trong lịch sử của Indonesia. Đặc biệt hơn, bộ đôi này đoạt HCV đúng vào ngày Quốc khánh Indonesia (17

Trước đó, xứ sở vạn đảo cũng đã giành được 2 HCB cùng ở môn cử tạ của Sri Wahyuni Agustiani (hạng 48 kg, nữ) và Eko Yuli Irawan (hạng 62 kg, nam).

Kenya phá kỉ lục 32 năm nội dung chạy vượt rào 3.000m của Olympic

Tại chung kết môn điền kinh nội dung chạy vượt rào 3000m của nam, Conseslus Kipruto (Kenya) đã giành HCV và thiết lập một kỉ lục Olympic mới với thành tích 8 phút 3 giây 28. Thành tích này đã giúp Conseslus Kipruto phá kỉ lục đã tồn tại suốt 32 năm từ Thế vận hội năm 1984 ở Los Angeles (California, Mỹ).

VĐV đầu tiên bị tước huy chương vì doping

Izaat Artykov bước tới Olympic Rio 2016 với tư cách là đương kim vô địch Châu Á ở nội dung này và đã giành được HCĐ ở phần thi chung kết nội dung 69 kg nam với thành tích tổng cử là 339 kg (cử giật 151 kg và cử đẩy 188 kg)  Đô cử Izzat Artykov người Kyrgyzstan là trường hợp đầu tiên bị tước huy chương vì doping tại Olympic Rio 2016. Theo Ban tổ chức Thế vận hội mùa hè lần thứ 31 thì đô cử này bị tước tấm HCĐ hạng 69 kg do có phản ứng dương tính trong cuộc xét nghiệm và có phản ứng dương tính với chất cấm strychnine. Đây là một chất kích thích nằm trong danh mục chất cấm của Tổ chức phòng chống doping thế giới (WADA). Chất này đã được biết tới khá lâu trong công tác phòng chống doping ở thể thao. Nếu sử dụng một lượng nhỏ, nó sẽ giúp cơ bắp của VĐV tăng tính đàn hồi và sức chịu đựng.

Tuy nhiên hậu quả không chỉ dừng lại ở việc VĐV này bị tước HCĐ mà Artykov có thể đối mặt với lệnh cấm thi đấu 2 năm từ Liên đoàn Cử tạ thế giới. và bản thân Liên đoàn này sẽ phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để nhằm thuyết phục Ủy ban Olympic quốc tế về nỗ lực chống doping. Nếu không, cử tạ sẽ bị loại khỏi đấu trường Olympic

Với kết quả này, Izzat Artykov phải nhường lại HCĐ cho lực sĩ Luis Javier Mosquera người Colombia với thành tích tổng cử là 338 kg.

Kaori Icho đã đi vào lịch sử của thể thao thế giới bốn danh hiệu vô địch tại bốn kỳ Thế vận hội

Tại nội dung chung kết vật tự do hạng 58kg, Kaori Icho đã đánh bại Valeriia Koblova Zholobova (Nga) với tỷ số 3-2 để giành tấm HCV Olympic thứ 4 liên tiếp. Nữ VĐV 32 tuổi đã lập nên kỳ tích vô tiền khoáng hậu trong lịch sử các kỳ Olympic khi trở thành người phụ nữ đầu tiên giành HCV cá nhân ở 4 kỳ Thế vận hội liên tiếp kể từ Athens 2004 tới nay. Icho giành HCV nội dung 63 kg ở các kỳ 2004, 2008 và 2012 trước khi chuyển xuống hạng 58 kg ở năm nay.

Bên cạnh đó, Kaori Icho cũng sở hữu 10 chức vô địch thế giới, không hề bị thất bại trong suốt 13 năm dài, với 189 trận đấu bất bại cho đến tháng 1 năm nay, khi Kaori bị thua trước nữ đô vật Mông Cổ Orkhon Purevdorj. Từ năm 2002 đến 2013, cô 8 lần vô địch thế giới và giành 3 HCV tại Olympic Athens 2004, Bắc Kinh 2008 và Luân đôn 2012 khi góp mặt ở các nội dung 63kg. Năm 2014, cô chuyển sang thi đấu ở hạng cân 58kg nhưng vẫn cho thấy đẳng cấp của mình khi giành thêm 2 chiến thắng liên tiếp ở các giải vô địch thế giới năm 2015.

Icho sinh ra trong gia đình có truyền thống vật. Chị gái của cô là Chiharu Icho cũng là một đô vật nổi tiếng, từng tranh tài ở hạng 48 kg và giành HCB Olympic các năm 2004 và 2008.

Những con số thú vị tại Olympic Rio 2016

Nếu hiện giờ đoàn Thể thao Mỹ đang thống trị trên bảng tống sắp huy chương của kỳ Thế vận hội mùa hè lần thứ 31 với 32 HCV, 32 HCB và 31 HCĐ thì theo một thống kê khác của chương trình thống kê Andy Barefoo dựa trên tính hiệu quả, đoàn thể thao Triều Tiên mới là đoàn không có đối thủ trên bảng xếp hạng huy chương.

Cụ thể, đoàn thể thao Triều Tiên chỉ mang đến Olympic Rio31 VĐV nhưng thời điểm hiện tại đã giành về 7 tấm huy chương (trong đó có 2 HCV của Cử tạ và Thể dục dụng cụ). Như vậy, tính trung bình đoàn thể thao Triều Tiên chỉ cần chưa đến 5 VĐV đã giành về 1 tấm huy chương quý giá. Cũng theo Andy Barefoot, nếu tính theo công thức VĐV/huy chương và lấy con số 100 VĐV mỗi đoàn làm mốc thì Triều Tiên dẫn đầu với 22,58 huy chương, đoàn Mỹ chỉ đứng thứ 4 với 14,18 chiếc.

Ngoài ra, cũng theo chương trình thống kê Andy Barefoo còn một kết quả thú vị nữa đó là, nếu chỉ tính riêng HCV, Kosovo mới là đoàn hiệu quả nhất khi chỉ mang đến Rio đúng 8 VĐV nhưng đã vô địch môn Judo. Ở chỉ số này, Triều Tiên xếp hạng 3.

A.T

Ảnh trong bài
  • Châu Á có một đại diện được lựa chọn vào Ủy ban VĐV thuộc Ủy ban Olympic quốc tế