|
HCĐ có 16 hạt thép, tạo ra tiếng nhỏ nhất. HCB có 20 hạt và HCV có 28 hạt (Ảnh: Olympic) |
Đây cũng chính là chiếc HCV thứ 4 của Phelps ở Rio 2016 và là HCV cá nhân thứ 13 của kình ngư người Mỹ tại các kỳ Thế vận hội, giúp anh trở thành VĐV đoạt nhiều HCV cá nhân nhất trong lịch sử.
Điều đặc biệt của chiếc HCV dành cho VĐV khiếm thị tại Paralympic 2016
5.310 tấm huy chương cho Olympic và Paralympic 2016 sẽ là những biểu tượng của sự bền vững và vươn tới thành công cũng như sự xuất sắc trong thể thao và hoàn toàn không chứa chất thủy ngân. Mỗi tấm huy chương này nặng 500g, chứa 30 phần trăm (30%) bạc và đồng tái chế, trong khi những dây đeo băng được làm bằng 50% chất liệu polyethylene terephthalate (PET) tái chế.
Những tấm huy chương này có chất lượng rất cao, đáp ứng được những tiêu chí môi trường bền vững từ việc khai thác đến việc tinh luyện và tuân thủ chặt chẽ các luật lệ về lao động và môi trường. Các nhà sản xuất đã tận dụng chất liệu bạc thô tái chế 92,5 phần trăm nguyên chất, lấy từ những gương còn thừa lại, những que hàn xì thải loại và các tấm chụp tia X. Và 40% chất liệu đồng được dùng cho những tấm huy chương đồng được sản xuất từ phế liệu ở chính xưởng đúc tiền. Chất liệu đó được nấu chảy và khử chất bẩn để cung cấp nguyên liệu cho những tấm huy chương. Những đổi mới trên nhằm tạo nên một Thế vận hội Rio thân thiện với môi trường hơn.
Đó là quy trình sản xuất huy chương nói chung, còn đối với huy chương dành cho VĐV khiếm thị tại kỳ Paralympic 2016 lần này hơi khác một chút. Đó là những tấm huy chương có thể giúp các VĐV khiếm thị có thể phân biệt được huy chương vàng, bạc và đồng.
2.642 chiếc huy chương của Paralympic 2016 trong đó có 877 HCV, 876 HCB và 889 HCĐ đều có có chứa các viên kim loại nhỏ giúp VĐV phân biệt các loại huy chương với nhau nhờ những âm thanh phát ra khác nhau khi lắc.
Trong đó, HCĐ có 16 hạt thép, tạo ra tiếng nhỏ nhất. HCB có 20 hạt và HCV có 28 hạt.
Kristin Armstrong lần thứ 3 liên tiếp giành HCV Olympic đua tính giờ cá nhân nữ
Bước sang tuổi 50 khi tham gia thi đấu tại Olympic 2016 nhưng cua rơ người Mỹ Kristin Armstrong vẫn chứng tỏ phong độ không đối thủ khi Hoàn thành cú “hat–trick” vô địch tính giờ cá nhân nữ ở 3 kỳ Olympic liên tiếp.
Kristin Armstrong cũng là VĐV nhiều tuổi nhất trong số 25 đại diện của 19 quốc gia tranh tài ở nội dung này thế nhưng cua rơ lớn tuổi này đã vượt mặt các đối thủ trẻ tuổi để hoàn thành chặng đua 29,8km với mưa phùn, đá cuội lổn nhổn và gió thổi ngược chiều để cán đích trong thời gian ngắn nhất (44 phút 26 giây 42).
Với việc 3 lần liên tiếp giành HCV, Kristin đã bắt kịp kỉ lục 3 HCV Olympic môn đua xe đạp của nữ VĐV Hà Lan Leontien van Moorsel. Tuy nhiên, Leontien van Moorsel chỉ có 2 HCV ở nội dung đua tính giờ, HCV còn lại ở môn đua xe đường trường. Trong khi đó, Kristin giành 3 HCV liên tiếp tại nội dung đua tính giờ.
Nước chủ nhà sử dụng 191 công thức nấu ăn cho các VĐV xứ sở Sam ba
Để có được những bữa ăn hợp khẩu vị mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng và phù hợp cho toàn bộ 465 VĐV Brazil, bà Sudbrack là đầu bếp chính thức của đoàn thể thao Brazil tại Rio 2016 đã phải mất bốn năm (kể từ Olymipc Luân Đôn 2012) và khoảng 40 ngày để trao đổi và tham khảo ý kiến của tất cả HLV của các đội tuyển quốc gia Brazil cũng như những chuyên gia dinh dưỡng. để có được ra 28 món thịt phục vụ 19 môn thể thao khác nhau.
Bên cạnh các món ăn quen thuộc như đậu bắp, khoai môn, sắn, su su, cọ Nam Mỹ và bột năng, người Brazil rất thích ăn thịt, chính vì vậy đầu bếp Sudbrack đã phải dày công nghiên cứu cách thức nấu các món thịt khác nhau tránh gây nhàm chán như: hịt bò và cá được hầm lên hoặc làm bít tết. Ngoài ra, các VĐV còn được ăn thịt gà không chứa hormone. Bên cạnh đó là việc sử dụng những thực phẩm tươi và các thành phần hữu cơ.
Bà Sudbrack cũng luôn chú ý tới sự liên kết giữa các món ăn và cảm xúc của người dùng bữa. Đối với bà nguyên liệu không chỉ phục vụ nhu cầu ăn uống mà còn liên quan tới cảm xúc của tâm hồn. Quả đúng vậy, tại Olympic Luân Đôn 2012, đã có một cặp VĐV đã khóc khi nhìn thấy đậu và cơm do bà chuẩn bị. Đây là 2 loại đồ ăn đã nuôi sống chúng ta từ khi còn sơ sinh và gợi lại những món ăn mà mẹ hay nấu cho chúng ta hồi xưa. Điều này dẫn đến một cảm xúc đặc biệt.
Ngoài ra, đầu bếp Sudbrack cũng luôn chú ý tới tần suất xuất hiện của các món tráng miệng trong thực đơn của VĐV bởi ở Brazil, các loại đồ ngọt thường có vị ngọt sắc. Các VĐV rất mong đợi những món như Brigadeiros, một món tráng miệng được chế biến từ sữa đặc, chocolate và bơ thế nhưng những món ăn này sẽ gây béo và không phải lúc nào các VĐV cũng được thưởng thức món tráng miệng này.
Fiji giành HCV lịch sử sau hơn 100 năm
Kể từ năm 1924 khi môn bóng bầu dục lần đầu tiên được đưa vào thi đấu tại Olympic, Fiji đã dành tình yêu và niềm khao khát cho chiếc HCV của môn thể thao này. Và niềm khao khát trong hơn một thế kỷ của Bóng bầu dục Fiji đã được các chàng trai của quốc đảo thuộc châu Đại dương hiện thực hóa bằng chiến thắng trước các đối thủ người Nhật Bản với tỷ số thuyết phục 43-7 trong trận chung kết. Đây là lần đầu tiên Fiji giành được một chiếc huy chương tại Olympic kể từ lần đầu tiên tham dự vào năm 1956 (tại Melbourne, Australia).
Phần thưởng này không chỉ là niềm tự hào của thể thao quốc gia mà còn góp phần làm vơi đi những nỗi đau do Winston, một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Fiji, khiến cho hơn 44 người bị thiệt mạng, cùng với một khoản thiệt hại kinh tế lên tới 450 triệu USD vào tháng hai vừa qua. Rất nhiều thành viên trong tuyển bóng bầu dục Fiji đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão này.
Việc giành được HCV tại Rio 2016 cũng là lời khẳng định đanh thép về sức mạnh của những quốc gia tí hon trên bản đồ thể thao thế giới.
A.T