Ngọn đuốc Asiad năm 2018 với hành trình 10.000km

Trong số 14.000 hòn đảo nằm trong danh sách lựa chọn, ban tổ chức Lễ rước đuốc Asiad 18 năm 2018 tại Indonesia đã quyết định chỉ cần bảy địa điểm cho hành trình dài 10.000km.

Phiên làm việc thứ 3 của Ủy ban điều phối  Ủy ban Olympic châu Á với nước chủ nhà Asiad 18 (Ảnh:ocasia)
Trong  2 ngày diễn ra phiên làm việc thứ 3 của Ban điều phối Ủy ban Olympic châu Á với nước chủ nhà Asiad 18 tại Jakarta vào ngày 30-31/1/2016, các thành viên Ban điều phối Ủy ban Olympic châu Á cũng đã được nghe báo cáo chi tiết về hành trình rước đuốc tại Asiad 18.

Các thành viên Ban điều phối Ủy ban Olympic châu Á đã thực sự ấn tượng với hành trình rước đuốc mà nước chủ nhà đưa ra. Adinda Yuanita, thành viên của Ủy ban Olympic quốc gia Indonesia cũng giải thích thêm rằng đuốc thiêng của Đại hội sẽ được rước qua 68 thành phố thuộc 34 tỉnh trong suốt 60 ngày và kết thúc hành trình vào ngày 17/8 - một ngày trước Lễ Khai mạc Asiad 18.

Cũng theo thông tin từ Ban tổ chức, 7 hòn đảo được chỉ định trong chương trình gồm: Java, Sumatra, Kalimantan, Sulawesi, Maluku, Bali-Nusa Tenggara và Papua. Thông qua lựa chọn này, Ban tổ chức hy vọng sẽ thu hút sự chú ý của 225 triệu người dân tới sự kiện quan trọng sẽ diễn ra từ ngày 18/8 đến 2/9/2018 với sự tham gia của 10.000 VĐV đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ban tổ chức cũng công bố chi tiết các hoạt động văn hóa tại Làng VĐV cũng như chương trình Lễ Khai mạc sẽ diễn ra tại Sân vận động chính Gelora Bung Karno vào 18/8. Lễ Khai mạc sẽ diễn ra vào ngày 2/9 cùng địa điểm.

Cũng tại phiên làm việc, Ban điều phối Ủy ban Olympic châu Á và Ban tổ chức Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 năm 2018 đã công bố số lượng các môn thể thao của Asiad 18 là 37 môn thể thao. Trong đó có 28 môn thể thao Olympic. Số lượng các môn thể thao không thuộc danh sách các môn Olympic sẽ được Ban tổ chức chính thức công bố trong thời gian gần.

Cùng với đó là một số nội dung công việc nổi bật được đề cập tới tại phiên làm việc gồm: Sau khi linh vật được thiết kế, công bố và nhận được phản hồi không mấy tích cực từ phía công chúng. Ban tổ chức đã báo cáo việc xem xét, sửa đổi và cho ra mắt vào cuối tháng 4; Sẽ có hai Làng VĐV, trong đó có một làng chính tại Kemayoran - Jakarta với hơn 11 căn hộ thuộc 16 tòa trong 3 khối nhà. Làng chính cũng là nơi ăn, ở của hơn 22.000 người. Công trình sẽ hoàn thành vào tháng 11/2017; Làng VĐV Jakabaring tại Palaembang, thủ đô Nam Sumatera, sẽ gồm 2.600 căn hộ của 8 tòa nhà là nơi ăn, ở của hơn 7.000 VĐV và quan chức. Công trình sẽ hoàn thành vào tháng 10/2016; Khu Liên hợp thể thao Gelora Bung Karno sẽ bao gồm 14 địa điểm thi đấu trong đó có Sân vận động chính đã được phục vụ cho Asiad năm 1962 tại Jakarta. Khu vực này cũng sẽ được nâng cấp và hiện đại hóa dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có; Khu Công viên Đua ngựa quốc tế Jakarta được xây dựng năm 1971, sẽ được nâng cấp, cung cấp trang thiết bị và hoàn thành vào tháng 8/2017; Khu Đua xe đạp lòng chảo ngoài trời Rawamangun, có niên hạn sử dụng từ năm 1973, sẽ được xây lại và đặt tên là Khu đua Xe đạp lòng chảo quốc tế Jakarta. Đây cũng sẽ là địa điểm thi đấu trong nhà và hoàn thành cùng thời điểm với khu liên hợp Xe đạp quốc tế tháng 2/2018 (sáu tháng trước khi Đại hội chính thức diễn ra); Trung tâm truyền hình quốc tế với diễn tích 10.000m2 được đặt tại Trung tâm Hội nghị Jakarta gần với Senayan. Các đơn vị truyền thông xây dựng kế hoạch phát sóng trực tiếp 5.000 giờ cho Đại hội bao gồm các buổi lễ Khai, Bế mạc

Chủ tịch Ban điều phối Ủy ban Olympic châu Á, Tsunekazu Takeda đã khẳng định sự hài lòng về công tác chuẩn bị của Ban tổ chức nước chủ nhà đối với sự kiện này. Tiến độ các công việc đã được thúc đẩy đáng kinh ngạc kể từ phiên làm việc cuối cùng tới nay. Ông Takeda đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương của 2 thành phố đồng chủ nhà Jakarta và Palembang với Ban tổ chức Trung ương trong công tác chuẩn bị cho địa điểm thi đấu và các công việc liên quan khác vì một Đại hội thành công.

Phát biểu tại phiên làm việc này, ông Thohir, Tân Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Indonesia cho biết, mặc dù còn rất nhiều khó khăn trước mắt thế nhưng với sự hỗ trợ của Ủy ban Olympic châu Á, Indonesia sẽ tổ chức thành công Đại hội. Ông Thohir cũng đề nghị Ủy ban Olympic châu Á tiếp tục chỉ dẫn và hỗ trợ nước chủ nhà trong thời gian tới.

Cũng trong phiên làm việc lần thứ ba, ông Takeda đã nêu ra những vấn đề mà Ban tổ chức cần lưu ý trong đó có việc bổ nhiệm thành viên cho mảng công nghệ, tiếp thị, truyền hình nước chủa nhà. Phiên làm việc lần thứ tư dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 10 - 11/5 ở Jakarta.

A.T

Ảnh trong bài
  • Ngọn đuốc Asiad năm 2018 với hành trình 10.000km