Rio 2016: Nỗ lực tạo ra sự khác biệt từ những điều nhỏ nhất

Là quốc gia Nam Mỹ đầu tiên tổ chức một sự kiện thể thao lớn nhất thế giới, Thế vận hội mùa hè năm 2016, nước chủ nhà Brazil luôn mong muốn tạo ra sự khác biệt ghi dấu ấn riêng. Xuất phát từ quan điểm đó, Ban tổ chức đã chọn việc đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho các VĐV tham dự thế vận hội làm điểm nhấn cho sự kiện lần này.

Villas Boas, thử nghiệm giường cho Làng Olympic và Paralympic (Ảnh: Rio 2016)
Để đạt được mục tiêu nói trên, Ban tổ chức Rio 2016 đã huy động đội ngũ vận động viên thành tích cao đã giải nghệ có thành tích xuất sắc và tận dụng những kinh nghiệm mà các thành viên này có được để giúp Rio 2016 tỏa sáng theo cách riêng của mình.

Theo đó, các thành viên đã cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch từ việc nghiên cứu những chi tiết nhỏ nhất có liên quan tới thói quen, nhu cầu của các VĐV khi tham gia thi đấu nước ngoài. Với kinh nghiệm có được của bản thân, VĐV hai lần vô địch Olympic môn Bóng chuyền (Barcelona 1992 và Athens 2004) Giovane Gávio cho biết: các VĐV phải thực sự được thoải mái để có thể tập trung vào chuyên môn.

Với tiêu chí, VĐV luôn được coi là trái tim của bất cứ sự kiện thể thao nào, Giovane Gávio sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị cho môn Bóng chuyền tại Rio 2016. Với kinh nghiệm của mình, Giovane Gávio sẽ đưa ra những việc phải làm để đảm bảo sự chuẩn bị hoàn hảo cho hoạt động thi đấu môn thể thao này tại Rio 2016.

Theo Gávio, thời điểm trước thi đấu là vô cùng quan trọng. VĐV thường cảm thấy căng thẳng chính vì vậy phòng thay đồ cần được chuẩn bị một cách hoàn hảo. Mọi việc phải đảm bảo đúng vị trí ở bất cứ thời điểm nào kể cả trước trước lẫn sau khi thi đấu. Một số chi tiết nhỏ sẽ giúp ích cho các VĐV giải tỏa tâm lý như một chút bim bim, một vài bánh sandwiches nhỏ trong phòng thay đồ như tôi từng thấy tại Nhật Bản. Có thể các nhà vật lý trị liệu sẽ không thích ý tưởng này nhưng ở thời điểm trước khi thi đấu khoảng 1 giờ sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng thi đấu của VĐV.

Giám đốc điều hành mảng thể thao tại Rio 2016, Alberto Guimarães cũng là cựu VĐV đã từng tham gia thi đấu cho Brazil tại Moscow 1980 và Los Angeles 1984. Alberto Guimarães cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phòng thay đồ với những trang thiết đầy đủ, đặc biệt đối với môn Bơi và Thể dục cần chú trọng tới ánh sáng trong phòng thay đồ để đảm bảo việc trang điểm cho các VĐV.

Guimarães cũng chia sẻ thêm tầm quan trọng của các bảng chỉ dẫn tại địa điểm thi đấu tại Olympic tránh trường hợp VĐV phải di chuyển quá nhiều gây mất thời gian và căng thẳng không cần thiết. Những bản chỉ dẫn dễ hiểu, chi tiết đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các VĐV. Việc chỉ dẫn từng địa điểm như phòng thay đồ, khu vực thi đấu, khu vực tập luyện, khai mạc từng môn, khu vực thử doping, khu vực y tế... phải thật rõ ràng để bất cứ ai cũng có thể hiểu và tiếp cận một cách dễ dàng. Một biển chỉ dẫn không rõ ràng sẽ ảnh hưởng tới sự thông suốt của sự kiện.

Sebastián Cuattrin, nhà vô địch Olympic, quản lý môn Canoe đã từng tham dự 4 kỳ Olympic cho rằng một cử chỉ nhỏ, như việc đảm bảo một chai nước khi VĐV kết thúc thi đấu cũng có thể làm nên sự khác biệt lớn. Tất cả những điều này đều nhằm đảm bảo lợi ích cho các VĐV đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm nồng ấm của nước chủ nhà đối với "trái tim của mỗi sự kiện thể thao". Theo quan điểm của tôi, những điều này sẽ làm nên sự khác biệt lớn nhất cho kỳ Olympic 2016.

Trong khi đó, Paulinho Villas Boas, quản lý môn Bóng rổ tại Rio 2016, đã từng tham gia thi đấu cho Brazil tại Seoul 1988 và Barcelona 1992, cũng chỉ ra những điểm đặc biệt cần quan tâm đối với các VĐV cao lớn của môn thể thao này. Theo ông Paulinho Villas Boas, vòi hoa sẽ phục vụ cho đối tượng VĐV môn Bóng rổ phải tầm 2,4m để họ không phải cúi.

Villas Boas, người chịu trách nhiệm về thiết bị phòng ngủ cho Làng Olympic và Paralympic cho biết, chúng tôi đã thử nghiệm và thấy rằng độ dài của giường phải là 2,2m. Thuy nhiên với độ dài cố định này rất khó để di chuyển qua thang máy hay dễ bị nhô ra lối đi trong phòng. Chính vì vậy chúng tôi dùng giải pháp đóng thêm một phần di động chiều dài còn thiếu để đảm bảo đủ độ dài 2.2m.

Villas Boas, đã gắn bó với Ủy ban Olympic Brazilian trong suốt một thập kỷ, nhấn mạnh về tầm quan trọng của giao thông, hay việc đảm bảo đầy đủ thông tin trận đấu, internet không dây hay các ghế đệm trong phòng VĐV, nguồn thức ăn phong phú, địa điểm tiện nghi cũng như kế hoạch thi đấu thông suốt...

Một nhân vật quan trọng khác của Rio 2016, Ricardo Prado, phụ trách môn thể thao dưới nước cũng là người đứng đầu Ủy ban cố vấn thể thao, từng  giành HCB nội dung 400m tiếp sức tại Los Angeles 1984 cho biết, các VĐV cần 3 điều chính đó là, địa điểm thi đấu tốt, thức ăn phù hợp và nghỉ ngơi hồi phục hợp lý. Bên cạnh đó, việc di chuyển từ làng VĐV tới địa điểm thi đấu phải được đảm bảo. Khu vực thi đấu phải đảm bảo đầy đủ thiết bị, nước uống, thiết bị vật lý trị liệu hay đá tắm hoặc bàn mát xa. Vị trí tốt trên khán đài cho các VĐV cũng có tầm quan trọng không nhỏ, điều này giúp cho họ quan sát các đối thủ, cổ động đồng đội.

A.T
 

Ảnh trong bài
  • Rio 2016: Nỗ lực tạo ra sự khác biệt từ những điều nhỏ nhất