Chiến lược phát triển nền công nghiệp thể thao Trung Quốc

Với mục tiêu thúc đẩy nền công nghiệp thể thao Trung Quốc như một lĩnh vực kinh tế mới, các chuyên gia Trung Quốc đã kêu gọi sự thay đổi trong việc tiêu thụ các sản phẩm hữu hình của lĩnh vực thể thao từ các khu vực có tiềm năng lớn như dịch vụ thể dục và giải trí có liên quan tới lĩnh vực này.

Dịch vụ thể dục là một ưu tiên trước hết để đạt được mục tiêu của ngành công nghiệp thể thao Trung Quốc cho tới năm 2025 (Ảnh: framepool)
Theo khảo sát do Viện khoa học Thể thao Trung Quốc tiến hành trên toàn quốc, nhận thức ngày càng cao về tầm quan trọng của thể thao trong cuộc sống, người dân Trung Quốc đã đầu tư ngày càng nhiều cho các hoạt động kinh doanh có liên quan tới thể thao.

Trong số 81,828 người lứa tuổi ít nhất là 20 được tiến hành phỏng vấn trong quá trình khảo sát thì có 39,9% đầu tư vào các mặt hàng có liên quan tới trang phục thể thao, thiết bị và đào tạo với mức chi tiêu vào khoảng 145 đô la Mỹ trong năm 2014, tăng 52% so với thời điểm khảo sát năm 2007.

Tuy nhiên, việc đầu tư chủ yếu tập trung phần lớn vào trang phục và thiết bị thể thao. Đầu tư cho việc thuê HLV và mua vé xem thi đấu chỉ chiếm phần rất nhỏ. Chính vì vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực này đưa ra nhận xét rằng ngành công nghiệp thể thao Trung Quốc vẫn đang ở những bước phát triển đầu tiên, cần có những kế hoạch dài hơi cho chặng đường trước mắt.

Nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện Khoa học thể thao Trung Quốc Jiang Chongmin cho biết, sự tăng trưởng của ngành công nghiệp thể thao Trung Quốc vẫn dựa nhiều vào lĩnh vực sản xuất mà có phần tụt hậu so với các nước có nền thể thao phát triển đặc biệt là Mỹ.

Tập trung vào việc giành HCV như một hiệu ứng tốt đối với công chúng và lĩnh vực kinh doanh thể thao, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thúc đẩy nền công nghiệp thể thao cho thập kỷ tới, đặt mục tiêu đạt khoản lợi nhuận trị giá 5 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2025, chiếm khoảng 1% tổng sản phẩm nội địa so với 0,6% năm 2012.

Giáo sư về công nghệ thể thao của trường Đại học thể thao Bắc Kinh Lin Xianpeng cho biết, ưu tiên trước hết để đạt được mục tiêu nói trên được đặt vào dịch vụ thể dục, các hoạt động kinh doanh bao gồm bán vé xem thi đấu, hàng hóa câu lạc bộ và truyền thông thương mại đa dạng hóa cơ cấu kinh doanh.

Cũng theo đánh giá của giáo sư Lin Xianpeng, có hơn 70% giá trị của ngành công nghiệp thể thao tại Mỹ dược tạo ra bởi các doanh nghiệp ủng hộ cạnh tranh. So với Mỹ, Trung Quốc có một mỏ vàng lớn các doạn nghiệp tiềm năng chưa được khai thác hết.

Nghiên cứu của giáo sư Lin Xianpeng cho thấy giá trị hàng năm mà ngành công nghiệp thể thao Mỹ đạt được là 450 tỷ vào năm 2013, chiếm 3% tổng sản phẩm nội địa..

A.T
 

Ảnh trong bài
  • Chiến lược phát triển nền công nghiệp thể thao Trung Quốc