|
Chủ tịch OCA Sheikh Ahmad (Ảnh:Internet) |
Cả 40 khuyến nghị được trình bày bởi 14 nhóm làm việc đã nhận được sự nhất trí, ủng hộ cho việc hiện đại ngay lập tức của Phong trào Olympic nói chung và đặc biệt là Thế vận hội Olympic nói riêng.
Ông Sheikh Ahmad mô tả phiên họp lần thứ 127 của IOC là "ngày lịch sử trọng đại" cho Phong trào Olympic Quốc tế bởi vì nó cho thấy sự quyết tâm của Chủ tịch và các thành viên để tiến hành thay đổi nâng cao vị thế chứ không phải thay đổi theo trào lưu.
"40 khuyến nghị của Chương trình Olympic năm 2020 đã được tiến hành lấy ý kiến trong 1 năm từ các cuộc thảo luận, các cuộc họp và đã được phê duyệt trong một ngày. Điều này cho thấy sự đoàn kết và thống nhất của các thành viên”, Sheikh Ahmad nói.
Chủ tịch OCA và Chủ tịch Hiệp hội các Ủy ban Olympic Quốc gia (ANOC) đã bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình về việc thành lập một kênh Olympic và nhấn mạnh rằng 203 Uỷ ban Olympic Quốc gia tại Hội nghị Đại hội đồng ANOC gần đây tại Bangkok cũng đã thể hiện sự ủng hộ của họ đối với đề nghị này.
Ông Sheikh Ahmad cho biết các vấn đề khác như cải cách của quá trình đấu thầu đăng cai Thế vận hội Olympic, giới hạn tuổi cho các thành viên IOC và sự thay đổi từ thể thao đơn thuần tới sự kiện thể thao dựa trên một chương trình thi đấu Olympic đã chứng minh sự linh hoạt của Phong trào Olympic hiện đại bằng cách xem xét các mối quan tâm và lợi ích của các bên liên quan khác nhau.
Mặc dù số lượng môn thể thao trong chương trình thi đấu Thế vận hội Olympic Rio 2016 và Tokyo 2020 sẽ được tăng lên 28 môn nhưng số lượng vận động viên sẽ vẫn ổn định ở mức 10.500 người và số lượng nội dung là 310. Ban Tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 chưa cần khẳng định danh sách các môn thể thao trong chương trình thi đấu cho đến ba năm trước thời gian Đại hội để mở đường cho Bóng chày, Bóng mềm cũng như Karate có thể được bao đưa vào chương trình.
Khi được hỏi về khả năng đưa môn thể thao “Sliding” từ Thế vận hội Mùa đông ở PyeongChang, Hàn Quốc năm 2018 vào chương trình thi đấu tại Nagano, Nhật Bản, để tiết kiệm chi phí và nâng cao tính bền vững, Chủ tịch OCA cho biết ông sẽ ủng hộ việc hỗ trợ bất cứ thành phố nào để tổ chức thành công Đại hội.
Ông cũng lấy ví dụ trong việc đồng đăng cai FIFA World Cup giữa Nhật Bản và Hàn Quốc năm 2002 - mặc dù có sự khác biệt lịch sử giữa 2 quốc gia nhưng ông đã luôn ủng hộ - và điều này đã thể hiện một thông điệp về tình đoàn kết. "Nếu tôi có cơ hội tôi sẽ làm điều đó một lần nữa và mang lại sự đoàn kết cho châu Á với tư cách là Chủ tịch OCA," ông nói.
Thục Uyên (theo ocasia.org)