|
Các nữ VĐV môn Squash đem "Vàng" về cho Thể thao Malaysia tại Asiad 16 - Quảng Châu (Ảnh:thestar) |
Tuy nhiên, lãnh đạo ngành thể thao Malaysia cũng như lãnh đạo đoàn kỳ vọng các VĐV Malaysia có thể thi đấu hết mình để đạt được kết quả hơn mong đợi, bởi tại Asiad Quảng Châu năm 2010 thành tích mà đoàn Thể thao Malaysia giành được là 9 HCV, 18 HCB, 14 HCĐ. Đây cũng là thành tích tốt nhất mà đoàn Thể thao Malaysia giành được trong lịch sử tham dự các kỳ Asiad.
Các môn thể thao mang HCV về cho Malaysia tại kỳ Asiad Quảng Châu năm 2010 gồm: Squash -3 HCV, Karatedo -2 HCV, Bowling -2 HCV, Xe đạp -1 HCV và Wushu -1 HCV.
Có thể mức 8 HCV đưa ra tại kỳ Asiad 17 này sẽ làm giảm bớt áp lực tâm lý cho VĐV Malaysia, nhưng nếu số lượng HCV đạt được chỉ dừng lại ở con số 8 thì sự phát triển của thể thao Malaysia sẽ lập tức bị đặt dấu chấm hỏi.
Trên thực tế, ngay sau khi Đại hội thể thao châu Á tại Quảng Châu kết thúc, Hội đồng thể thao quốc gia đã có thời gian 4 năm cùng với hàng triệu ringgit cho mục tiêu thành tích tốt hơn tại các sự kiện thể thao sau đó, 19 môn thể thao cũng đã được lựa chọn và đưa vào chương trình ưu tiên.
Thế nhưng, kết quả đạt được không thực sự như mong muốn khi tại Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung tổ chức ở Glasgow, Malaysia chỉ giành được 6/7 HCV mục tiêu đặt ra ở các môn: Cử tạ -1 HCV, Cầu lông- 3 HCV, Squash -1 HCV và Nhảy cầu -1 HCV.
Hơn 500 VĐV được tuyển chọn vào chương trình ưu tiên áp dụng tập huấn trong 4 năm nhưng chỉ có 198 VĐV có đủ điều kiện tham dự Asiad tại Incheon. Thêm vào đó là 82 VĐV nhưng những VĐV này lại không thuộc đối tượng của chương trình ưu tiên.
Trưởng đoàn Thể thao Malaysia tại Asiad 17, Datuk Danyal Balagopal Abdullah tự tin rằng Malaysia hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu đặt ra nhưng ông không nêu cụ thể đó là những môn thể thao nào.
Ông Datuk Danyal Balagopal Abdullah cho rằng HCV không phải là thước đo thành công. Còn rất nhiều yếu tố khác đóng góp vào thành công của mỗi đoàn thể thao. HCB hay HCĐ cũng nên được đánh giá cao. Nên nhìn vào tổng thể để xét mức độ thành công chứ không nên xét nét ở góc độ HCV.
Các VĐV Malaysia đã có thời gian 4 năm để chuẩn bị do đó nên đặt lòng tin họ sẽ thể hiện hết sức khả năng của bản thân. Không nên đặt thêm áp lực cho họ. Nhìn lại lịch sử tham dự Asiad có thể thấy sự tiến bộ đi lên của thể thao Malaysia. Nếu tại Seoul năm 1986, Malaysia về nước với con số không thì tại Bắc Kinh năm 1990 Malaysia đã có được 2 HCV, tiếp đến là 4 HCV tại Hiroshima năm 1994, 5 HCV tại Bangkok năm 1998, 6 HCV tại Busan năm 2002, 8 HCV tại Doha năm 2006 và 9 HCV tại Quảng Châu 2010.
Mặc dù tại Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung, các VĐV có thể hiện chưa tốt thì tại Asiad 17 họ sẽ thành công.
Ngay cả Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Khairy Jamaluddin cũng tuyên bố rằng: 8 HCV là con số hợp lý - không quá cao và cũng không quá thấp.
A.T