Tuy nhiên, nhìn lại hệ thống cơ sở vật chất phục vụ thế vận hội, rất nhiều địa điểm thi đấu hiện đại của sự kiện đáng nhớ trên lại đang xuống cấp hoặc không được sử dụng tương xứng với tiềm năng vốn có.
Hai trong số rất nhiều công trình thi đấu thể thao nổi tiếng phải kể đến đó là SVĐ "Tổ chim" và Trung tâm thể thao dưới nước "Khối Thuỷ Lập Phương". Đây cũng chính là 2 địa điểm thi đấu chính của Đại hội, đã từng được Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc tế Jacques Rogge đánh giá là "đẹp chưa từng thấy".
Việc Bắc Kinh tổ chức một TVH nguy nga, hoành tráng và rất thành công không chỉ đem lại uy tín cho thể thao Trung Quốc nói riêng mà còn thu hút sự chú ý, niềm yêu thích của hơn 1 tỷ người dân yêu thể thao. Đó là phát biểu của Bộ trưởng Thể thao Trung Quốc Liu Peng.
Ngày nay, cả hai địa điểm thi đấu trên được biết đến bởi sự tò mò của khách du lịch hơn là nơi diễn ra các sự kiện thể thao lớn. Ngoài việc tổ chức một số trận đấu Bóng đá hoặc các giải Điền kinh không danh tiếng, thì SVĐ "Tổ chim" lại là nơi diễn ra các sự kiện văn hoá, xã hội như các buổi hoà nhạc. Còn "Khối Thuỷ Lập Phương" đã để thất thu 11 triệu Nhân dân tệ vào năm 2011.
Còn một số địa điểm thi đấu khác cũng trong tình trạng "bỏ quên" tương tự như: Khu đua thuyền kayak và khu đua thuyền. Nước của khu đua thuyền kayak đã bị hút đi để sử dụng cho mục đích tưới và làm mát những địa điểm nắng nóng, khô nẻ. Còn khu đua thuyền do vị trí nằm ở nơi hẻo lánh, thậm chí khó di chuyển nên đã trở thành nơi tổ chức các cuộc đua xuồng hơi loại nhỏ.
Theo chuyên gia nhân chủng học và thể thao Trung Quốc tại Đại học Missouri-St. Louis, bà Susan Brownell cho biết: "Bắc Kinh đã có được những địa điểm thi đấu lớn thế nhưng lại chưa có được kinh nghiệm quản lý".
A.T (theo reuters)