Hệ thống cơ sở vật chất là yếu tố cần cho sự thành công của một nền thể thao

Việc đưa ra các con số so sánh trên đủ thấy rằng tiền thưởng chưa hẳn là yếu tố quyết định trong sự thành công của một nền thể thao. Vậy đâu là yếu tố thành công của một nền thể thao.Theo ý kiến các chuyên gia thì đó chính là việc đầu tư một hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ cho thể thao.

Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực thể thao ở Indonesia, số tiền để đầu tư cho 1 VĐV Úc giành được HCV tại Thế vận hội Bắc kinh 2008 là khoảng 20.000 đô Úc, trong khi đó, số tiền đầu tư cho 1 VĐV Indonesia giành thành tích tương tự là 1 tỷ rupiah (tương đương 105,000 đô Úc). Số tiền thưởng dành cho các VĐV Indonesia là gấp 5 lần so với các VĐV Úc.

Tại Thế vận hội Bắc kinh 2008, Úc đã cử 435 VĐV tham dự và giành được 46 huy chương, trong đó có 14 HCV. Trong khi đó Indonesia chỉ có 24 VĐV tham dự và chỉ giành được 5 huy chương. Việc đưa ra các con số so sánh trên đủ thấy rằng  tiền thưởng chưa hẳn là yếu tố quyết định trong sự thành công của một nền thể thao. Vậy đâu là yếu tố thành công của một nền thể thao. Theo các ý kiến chuyên gia thì đó chính là việc đầu tư một hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ cho thể thao.

Khi đặt câu hỏi về ước mơ có giành được vé tham dự Olympic Luân Đôn 2012, cả 2 VĐV Bơi nghệ thuật Sabihisma Arsyi (25 tuổi) và Tri Eka Sandiri (23 tuổi) đều mong muốn sẽ giành được vé tham dự nhưng kèm theo đó luôn là những câu trả lời sẽ rất khó đạt được bởi Indonesia sẽ phải cạnh tranh với các nước có nền thể thao phát triển mạnh như: Trung Quốc và Nhật Bản.

Có thể thấy Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều tiền trong việc phát triển ngành công nghiệp thể thao, từ đó không ngừng nâng cao và phát triển các hạ tầng cơ sở thể thao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, Wilson, người Úc cựu vô địch thế giới môn Cử tạ hiện đang làm chuyên gia cho Indonesia cho biết: "Nếu bạn đến các phòng tập nơi các VĐV đang tập luyện, các bạn sẽ thấy nơi đây không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Một số các trang thiết bị tập luyện đều đã có từ lâu đời và cũ kỹ không phù hợp cho các VĐV quốc gia tập luyện”.

Ông Wilson cho biết thêm: “Ở Úc, Bơi là một trong những nội dung học ở các trường tiểu học. Quan trọng hơn, ở Úc có rất nhiều hồ bơi, chỉ cần 5 phút ra đường là bạn có thể tới hồ bơi. Đó là điều lý giải tại sao, người Úc bơi giỏi hơn người Indonesia”.

HLV môn lặn của đội tuyển quốc gia Indonesia Harli Ramayani cũng đưa ra ý kiến đồng quan điểm với ông Wilson cho rằng Indonesia cần tăng cường xây dựng cũng như nâng cấp hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ cho thể thao. Cô cho rằng rất khó để đào tạo những VĐV giỏi nếu không có một hệ thống cơ sở tập luyện đạt chuẩn quốc tế. “Làm sao có thể đào tạo ra những VĐV mang đẳng cấp quốc tế trong khi điều kiện cơ sở tập luyện lại không đảm bảo, chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế”. Cô Harli Ramayani nhấn mạnh.

Ông Wilson cũng cho biết thêm: ngoài việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ thể thao còn phải tính đến việc bảo trì, bảo dưỡng sau các sự kiện thể thao. Đơn cử như tại sự kiện SEA Games 2011, khi lập kế hoạch ngân sách về các địa điểm thi đấu, dường như BTC đã chưa tính đến phí bảo trì, bảo dưỡng sau khi sự kiện kết thúc. Theo tôi, đối với bất kỳ một địa điểm thi đấu nào, các bạn phải lên kế hoạch trong vòng 50 năm và ngân sách để dùng cho việc bảo trì, bảo dưỡng sau khi các sự kiện kết thúc thường phải chiếm khoảng 2,5 đến 3% mỗi năm. Các bạn cứ thử xem khu liên hợp thể thao Olympic Sydney thì sẽ thấy rõ, mặc dù nó được xây dựng từ những năm 1992 nhưng đến 20 năm sau trông nó vẫn như mới được xây dựng và khu liên hợp này vẫn sẵn sàng cho Thế vận hội Sydney 2000".

Một vấn đề khác cũng được ông Wilson đề cập đến, đó là công tác hệ thống quản lý trong thể dục thể thao.Ông Wilson cho biết: "Ở Úc, tất cả các huấn luyện viên và các nhà quản lý thể thao đều được trả lương rất cao nếu như họ có thể mang lại những kết quả tốt cho thể thao Úc. Trong khi đó, ở Indonesia thì không như vậy, ở đây vẫn có sự cào bằng giữa người có chuyên môn tốt có thể mang lại những thành tích cao với những người chuyên môn bình thường. Đó cũng là lý do khó đào tạo ra những VĐV, HLV mang đẳng cấp thế giới."

Khánh Chi (theo Jakarta Post)

Ảnh trong bài
  • Hệ thống cơ sở vật chất là yếu tố cần cho sự thành công của một nền thể thao