Chính phủ Malaysia dành 84 triệu RM cho thể thao

Mới đây, trong bài phát biểu về ngân sách 2012, Thủ tướng Chính phủ Malaysia đã công bố bổ sung thêm khoản ngân sách là 30 triệu RM để đầu tư cho các môn thể thao thành tích cao. Với kinh phí bổ sung thêm này thì nguồn ngân sách của Chính phủ dành cho thể thao sẽ là 84 triệu RM.

SEA Games 26 đã kết thúc, đoàn thể thao Malaysia xếp vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng với 59 HCV, trong đó có tấm HCV của môn thể thao Vua. Tuy nhiên, đằng sau những tấm HCV đó là cả một khoản kinh phí cho việc đào tạo VĐV, trong đó bao gồm chi phí của các HLV và các cơ sở vật chất.

Riêng kinh phí dành cho SEA Games 26 là 2.2 triệu RM chi cho 869 VĐV tham gia tranh tài tại Indonesia. Tại SEA Games lần này, mục tiêu của đoàn thể thao Malaysia là giành 40 HCV. Với số lượng huy chương đặt ra có thể đưa ra phép tính đơn giản cho kinh phí cho 1 HCV là 55,000 RM.

Tuy nhiên, đấy mới chỉ là khoản kinh phí cho các VĐV tại SEA Games, ngoài ra để giành được HCV còn rất nhiều khoản chi phí khác như: chi phí tập huấn, chi phí chi trả cho chuyên gia, HLV cũng như chi phí cho các trang thiết bị, cơ sở vật chất tập luyện.

Mới đây, trong bài phát biểu về ngân sách 2012, Thủ tướng Chính phủ Malaysia đã công bố bổ sung thêm khoản ngân sách là 30 triệu RM để đầu tư cho các môn thể thao thành tích cao. Với kinh phí bổ sung thêm này thì nguồn ngân sách của Chính phủ dành cho thể thao sẽ là 84 triệu RM.

Nếu làm phép so sánh với các nước trên thế giới về nguồn kinh phí để chi trả cho việc giành 1 tấm HCV, ta có thể thấy như ở Úc. Ước tính, Úc đã đầu tư khoảng 40 triệu đô Úc (tương đương với 120 triệu RM) cho mỗi HCV giành được tại một kỳ Thế vận hội.

Cuba, một quốc gia có dân số ít hơn một nửa so với của Malaysia, cũng dành khoảng 80 triệu USD (248 triệu RM) mỗi năm cho các VĐV ở các môn thể thao Olympic. Từ giữa năm 1976 đến 2004, khoản kinh phí để dành cho các VĐV tham dự Olympic với mục tiêu giành từ 6 HCV trở lên. Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Cu Ba chỉ giành được 2 HCV, 11 HCB và 11 HCĐ.

Theo cách tính cũng như kinh phí đầu tư, có thể thấy, trong vòng 4 năm qua, Malaysia chỉ có nguồn kinh phí khoảng 200 đến 300 triệu RM cho thể thao, điều đó cũng có nghĩa Malaysia chỉ có thể trông đợi giành 1 đến 2 HCV tại các kỳ Thế vận hội.

Tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008, Malaysia chỉ giành được duy nhất 1 HCB ở nội dung đơn nam Cầu lông. Và tại Thế vận hội Lodon 2012 với việc được bổ sung thêm kinh phí, Malaysia hy vọng có thể màu tấm huy chương sang màu Vàng

V.A (theo www.thestar.com.my)

Ảnh trong bài
  • Chính phủ Malaysia dành 84 triệu RM cho thể thao