Mục tiêu xây dựng văn hóa thể thao, thông tin truyền thông thể thao và giao lưu đối ngoại thể thao của Trung Quốc trong giai đoạn tới

Đẩy mạnh xây dựng văn hóa thể thao một cách toàn diện. Phát huy tinh thần thể thao Trung Hoa của chủ nghĩa yêu nước, tích cực đề xướng tinh thần Olympic. Coi trọng phát huy, kế thừa và bảo vệ di sản văn hóa thể thao truyền thống dân tộc Trung Hoa, tích cực mở rộng sức ảnh hưởng của văn hóa thể thao. Tăng cường xây dựng văn hóa của từng môn thể thao, phát triển các môn thể thao truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Trung Quốc ra thế giới.

Khuyến khích quyên tặng để thu hồi các loại văn vật thể thao, tăng cường công tác xây dựng Bảo tàng triển lãm thể thao Trung Quốc. Làm tốt công tác đưa các môn thể thao dân gian truyền thống đặc biệt vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền thể thao, phát huy tác dụng của dư luận. Tăng cường tuyên truyền các điều lệ, chính sách, quy định pháp luật quan trọng về sản nghiệp thể thao, thể thao chuyên nghiệp cũng như tuyên truyền toàn dân rèn luyện thân thể.

Chú trọng xây dựng đội ngũ tuyên truyền cho thể thao và các chế độ họp báo thể thao. Tận dụng những tác dụng tích cực của Hiệp hội phóng viên báo chí thể thao Trung Quốc để tăng cường hợp tác và câu thông với các giới truyền thông.

Đẩy mạnh cải cách và chuyển đổi cơ chế của hệ thống truyền thông báo chí thể thao thuộc Tổng cục Thể thao quốc gia Trung Quốc, tăng cường xây dựng hệ thống mạng công nghệ thông tin (website) đại diện cho Tổng cục, nắm quyền chủ động trong việc tuyên truyền cho thể thao.

Mở rộng mối quan hệ giao lưu hợp tác, đối ngoại thể thao. Công tác đối ngoại thể thao cần phải kiên trì phát triển cả hai cục diện lớn trong nước lẫn nước ngoài, phục tùng theo đại cục ngoại giao của quốc gia và nhu cầu trở thành cường quốc thể thao.

Đi sâu hợp tác với các nước Châu Á, đặc biệt là các nước láng giềng, đẩy mạnh sự hợp tác có lợi với các nước phát triển ở khu vực Châu Âu và Châu Mỹ, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu hảo với các nước khu vực Châu Phi và Mỹ La tinh, đồng thời cung cấp sự giúp đỡ và cứu trợ kịp thời cho các nước đang phát triển.

Tiếp tục củng cố và tăng cường phát triển mối quan hệ hợp tác hữu hảo với các Ủy ban Olympic quốc tế, Hội đồng Thể thao Châu Á, Hội đồng Olympic Châu Á (OCA), các tổ chức đơn môn thể thao quốc tế và các tổ chức thể thao quốc tế khác. Tích cực tham gia vào các sự vụ thể thao quốc tế, tăng cường tiếng nói và sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong các tổ chức thể thao quốc tế, hình thành một cục diện hoàn toàn mới về đối ngoại thể thao.

Tăng cường giao lưu hợp tác về thể thao với Hồng Kông và Ma Cao. Dựa trên phương châm “một nước hai chế độ” và các quy định có liên quan đến pháp luật cơ bản của Đặc khu Hành chính Ma Cao và Hồng Công.

Chính thức có lời mời Hồng Công và Ma Cao tham gia vào Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc, Đại hội Thể thao các thành phố trên toàn quốc và các Đại hội thể thao lớn mang tính chất tổng hợp khác. Đẩy mạnh hợp tác với hai đặc khu trong lĩnh vực thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao và sản nghiệp thể thao.

Tiếp tục đẩy mạnh giao lưu hợp tác về thể thao giữa Đại lục với Đài Loan. Dựa theo tình hình triển khai các công tác của trung ương với Đài Loan, tiếp tục duy trì tổ chức tốt Hội thảo giao lưu thể thao Trung Quốc - Đài Loan. Đẩy mạnh cơ chế giao lưu trực tiếp, triển khai các nội dung hợp tác phong phú, tăng cường các hoạt động giao lưu đa dạng hóa hình thức giữa hai Ủy ban Olympic, giữa các Hiệp hội thể thao đơn môn và giữa các tổ chức thể thao cơ sở của hai bên. Kiên trì xử lý giải quyết ổn thỏa các vấn đề trong mọi hoạt động thể thao quốc tế, bảo vệ lợi ích chính của quốc gia trong “khung mô hình Olympic”.

CX biên dịch theo tài liệu Phát triển TT TQ 2011-2015


Ảnh trong bài
  • Mục tiêu xây dựng văn hóa thể thao, thông tin truyền thông thể thao và giao lưu đối ngoại thể thao của Trung Quốc trong giai đoạn tới