Tình hình phân bổ các doanh nghiệp sản xuất dụng cụ thể thao Trung Quốc

Từ năm 2010 trở lại đây, các doanh nghiệp, công ty sản xuất đồ thể thao của Trung Quốc đang nỗ lực khai thác thị trường các thành phố cấp 3 thậm chí là cấp 7. Bởi các công ty, doanh nghiệp này đã chiếm được một thị phần rất lớn và đạt được mức doanh thu khổng lồ cũng như đã đặt được nền tảng tiêu thụ khá ổn định ở khu vực phía Đông và các thành phố cấp 1 cấp 2.

Giá trị gia tăng của các doanh nghiệp thể thao Trung Quốc tính đến cuối năm 2010 theo số liệu mới nhất hiện nay là: giá trị sản lượng của sản nghiệp thể thao Trung Quốc đã vượt mức quy mô 200 tỷ NDT, trong đó riêng ngành sản xuất các mặt hàng thể thao với quy mô sở hữu 160 tỷ NDT đã chiếm 80% tỷ trọng tổng giá trị sản lượng của sản nghiệp thể thao Trung Quốc.

Sản nghiệp sản xuất các mặt hàng thể thao của Trung Quốc phân bố tập trung chủ yếu ở các thành phố nhỏ ven biển thuộc 3 khu vực là vùng đồng bằng Phúc Kiến, vùng đồng bằng Châu Giang và vùng đồng bằng Trường Giang. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự phân bố này:

Một là, ngành sản xuất các mặt hàng thể thao không cần kỹ thuật cao, có mật độ lao động dầy, khu vực Đông Nam ven biển (từ bán đảo Sơn Đông hướng theo phía Nam thẳng xuống Quảng Tây) là nơi có sự phát triển mở cửa về kinh tế khá sớm, nên các vùng nông thôn và thị trấn nhỏ đều dựa vào công nghiệp và thương mại truyền thống của địa phương, phát huy ưu thế về sức lao động, hình thành nên quy mô nhất định.

Hai là, nghề sản xuất ngũ kim (kim loại nhẹ) và may mặc ở khu vực này rất phát đạt, thuận tiện trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu thượng lưu (đầu nguồn) cho khâu sản xuất dụng cụ thể thao.

Ba là, ưu thế sẵn có về vị trí giao thông của vùng Đông Nam ven biển, có lợi thế rất lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Ngành đồ dùng dụng cụ thể thao Trung Quốc chia ra làm 8 nhánh nhỏ, chủ yếu tập trung ở các khu vực cụ thể sau đây:

1. Máy tập: thị trường này do Hạ Môn gần như hoàn toàn nắm giữ, chiếm khoảng 70% thị phần trên thị trường, ngoài ra số còn lại tập trung chủ yếu ở Thượng Hải, Sơn Đông Thanh Đảo và 1 số thành phố khác.

2. Quần áo thể thao: các hãng sản xuất trong nước chiếm trên 70% thị phần quần áo thể thao trên thị trường Trung Quốc, trong đó riêng các doanh nghiệp sản xuất quần áo thể thao của tỉnh Phúc Kiến đã chiếm đến 80% thị phần của con số nội địa sản xuất, chủ yếu tập trung ở các thành phố mang tính chất đại diện cho khu vực đồng bằng Phúc Kiến như Hạ Môn, Tuyền Châu (Quan Zhou) và Tấn Giang (Jin Jiang).

3. Đồ dùng cho môn Quần vợt và Cầu lông: thành phố Phú Dương tỉnh Triết Giang chiếm 80% đến 90% thị trường trung cấp và bình dân, còn sản phẩm cao cấp và có thương hiệu thì được sản xuất tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến.

4. Trang thiết bị, nội thất trong nhà thi đấu và nhà tập: được tập trung sản xuất chủ yếu ở 3 khu vực là 6 thành phố của tỉnh Triết Giang, Quảng Đông và Bắc Kinh; tỷ trọng sản xuất được chia đều cho 3 khu vực này, mỗi khu vực nắm 1/3 thị trường sản xuất.

5. Đồ dùng thể thao dã ngoại: thành phố Nam Kinh và tỉnh Triết Giang là nơi tập trung sản suất chủ yếu các sản phẩm này, riêng các hãng có thương hiệu nổi tiếng nội địa của Trung Quốc thì tập trung ở Bắc Kinh, một số các thương hiệu của quốc tế đặt văn phòng Tổng Đại diện ở Thượng Hải.

6. Các loại bóng: địa điểm sản xuất chế tạo các loại bóng dùng trong thể thao của Trung Quốc được tập trung chủ yếu ở tỉnh Giang Tô, tỉnh Giang Tây, thành phố Thượng Hải, Thiên Tân, Hà Bắc v.v, phân bố giữa các tỉnh, thành phố là tương đối đồng đều.

7. Trượt băng, patin: các hang có thương hiệu chủ yếu tập trung ở thành phố Thẩm Quyến tỉnh Quảng Đông, các sản phẩm linh phụ kiện thì được tập trung sản xuất chủ yếu ở Vĩnh Khang tỉnh Triết Giang.

8. Xe đạp thể thao: các hãng xe đạp thể thao chủ yếu được tập trung sản xuất ở thành phố Quảng Châu và Thẩm Quyến của tỉnh Quảng Đông, riêng các hãng xe đạp thể thao cao cấp thì được sản xuất tại khu vực Đài Loan.

CX

Ảnh trong bài
  • Tình hình phân bổ các doanh nghiệp sản xuất dụng cụ thể thao Trung Quốc