Trong lĩnh vực thể thao thành tích cao, lấy Thế vận hội Olympic làm đỉnh cao cho việc phát triển các môn thể thao mũi nhọn thì vẫn còn thiếu sự cân bằng. Một số môn cơ bản như Điền kinh, Bơi lội hay các môn bóng tập thể như Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền vẫn còn một khoảng cách khá lớn so với trình độ tiên tiến của thế giới. Hệ thống bồi dưỡng và đào tạo nguồn tài năng trẻ cho thể thao thành tích cao phải đang đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, cơ sở phát triển của một số môn thể thao còn tương đối mỏng và yếu kém. Dẫn đầu trong hệ thống các giải thi đấu quốc nội là Đại hội Thể thao toàn quốc cần phải cải tổ và hoàn thiện thêm nữa, kỷ luật trong giải đấu và công tác phòng chống Doping cũng cần được tăng cường thêm.
Sản nghiệp thể thao vẫn còn đang ở thời kỳ đầu phát triển, đang phải đối mặt với sự không hợp lý trong kết cấu sản nghiệp, chính sách chế độ chưa hoàn thiện, quản lý thị trường không có quy phạm, quy mô thị trường còn nhỏ cùng nhiều vấn đề khác. Ngoài ra, tác dụng phối ghép giữa cơ chế thị trường và tài nguyên thể thao chưa được phát huy một cách hữu hiệu.
Quan niệm phát triển thể thao cần được chuyển biến, sự cải cách của thể chế quản lý thể thao đang trong thời gian nghiên cứu để đi vào chiều sâu, trình độ pháp chế hóa và khoa học hóa quản lý thể thao cũng đang được từng bước nâng cao. Các mặt khác như xây dựng lý luận, nghiên cứu chính sách, tố chất đội ngũ thể thao v.v cũng đang phải đối mặt với thử thách nặng nề trong tình hình mới hiện nay. Thể thao phát triển không cân bằng giữa các khu vực, thành thị vẫn là vấn đề nổi bật.
Sau khi đăng cai tổ chức thành công Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, sự phát triển của thể thao Trung Quốc đã vươn tới 1 mốc lịch sử mới. Tại Lễ Tổng kết biểu dương Olympic và Paralympic Bắc Kinh, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã đưa ra mục tiêu phấn đấu “từ nước có nền thể thao phát triển trở thành cường quốc thể thao”. Để đạt được mục tiêu trở thành cường quốc thể thao, Trung Quốc đã vạch ra đường hướng phát triển thể thao một cách bài bản, cụ thể và mang tính chiến lược.
Trong thời kỳ 5 năm lần thứ 12 Trung Quốc càng trọng thị sự nghiệp phát triển xã hội, hoàn thiện chiến lược triển khai hệ thống phục vụ công cộng, cung cấp cho sự nghiệp phát triển thể thao những cơ hội quan trọng và môi trường rộng lớn. Các cấp chính phủ không ngừng đưa sự nhận thức về tác dụng và chức năng của thể thao đi vào chiều sâu, tiếp tục cải thiện môi trường và điều kiện cần thiết cho sự nghiệp phát triển thể thao.
Giao lưu hợp tác thể thao trên trường quốc tế cần được nghiên cứu và thảo luận để tăng cường cả về chiều sâu lẫn bề rộng. Hiệu ứng tổng hợp và chức năng xã hội của thể thao thành tích cao được các nước trên thế giới đặc biệt coi trọng và quan tâm. Thế vận hội Olympic và các sự kiện thể thao lớn trên thế giới là cầu nối quan trọng cho sự giao lưu, cạnh tranh và hợp tác giữa các nước để giới thiệu và phô diễn thực lực tổng hợp của mình.
Sự kết hợp giữa thể thao và kinh tế ngày càng mật thiết hơn, thị trường thể thao ngày càng được mở rộng, sản nghiệp thể thao phát triển nhanh chóng. Tất cả đều đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế đương đại. Sự phát triển nhanh rộng của toàn cầu hóa, tin tức hóa, truyền thông hóa khiến thể thao sản sinh sự ảnh hưởng một cách tích cực và toàn diện đối với kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
Để thực hiện được sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa trong tiến trình lịch sử thì thể thao, trong thời kỳ 5 năm lần thứ 12, Trung Quốc đã vạch rõ mục tiêu phát triển của sự nghiệp thể dục thể thao theo tinh thần kiên định, tự tin, tăng nhanh tiến trình cải cách, dũng cảm đối mặt với thách thức, tổng hợp quy hoạch, làm tốt các công tác về mọi mặt của thể thao, thúc đẩy sự phát triển hài hòa toàn diện của sự nghiệp thể thao Trung Quốc.
Thanh Xuân - Sports.gov.cn