Điểm lại những thành tựu trong lĩnh vực thể thaoTrung Quốc thời kỳ 5 năm lần thứ 11 (2006-2010)

Sự nghiệp thể dục thể thao Trung Quốc đã đạt được những thành tựu huy hoàng trong thời kỳ 5 năm lần thứ 11 (2006-2010). Trong thời kỳ này, trên đà phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Quốc hội, toàn thể nhân dân Trung Quốc đã nỗ lực chuẩn bị nghiêm túc và đăng cai tổ chức thành công Thế vận hội Olympic Bắc Kinh - đây chính là cơ hội thúc đẩy sự tiến bộ về mọi mặt trong đó có thể thao nhằm vươn tới một mốc cao mới trong lịch sử.

Tuyên truyền vận động một cách mạnh mẽ phong trào “Toàn dân rèn luyện thể dục thể thao – đồng hành cùng Olympic”, ý thức về thể thao của quần chúng nhân dân được tăng cường thêm một bước, số lượng người tham gia tập luyện thể thao thường xuyên tăng lên rõ rệt. Cơ sở hạ tầng cho thể thao không ngừng tăng, các loại nhà tập và sân tập thể thao đã vượt qua con số 1 triệu công trình, hướng dẫn viên thể thao đã vượt qua mức 650 nghìn người. Trình độ khoa học hóa, tổ chức hóa cho thể thao quần chúng không ngừng được nâng cao, hoạt động rèn luyện thân thể trong toàn dân cũng được triển khai một cách mạnh mẽ và sôi nổi.

Sự cạnh tranh với quốc tế về thể thao thành tích cao không ngừng được nâng cao, trong thời kỳ 5 năm lần thứ 11 này, các VĐV của Trung Quốc đã giành được tổng cộng 634 tấm huy chương vàng Thế giới, lập và phá kỷ lục Thế giới 88 lần. Sự kiện được cả thế giới chú ý đến là Thế vận hội Olympic Bắc Kinh và Thế vận hội Paralympic Bắc Kinh đã diễn ra thành công tốt đẹp, thực hiện được sự kỳ vọng hàng trăm năm nay của dân tộc Trung Hoa, trở thành kỳ Đại hội tuyệt vời nhất không gì có thể sánh bằng trong lịch sử Olympic của nhân loại. Đoàn Thể thao Trung Quốc đoạt được 51 tấm huy chương vàng, 21 tấm huy chương bạc và 28 tấm huy chương đồng, là sự bứt phá mang tính chất lịch sử khi đứng đầu bảng xếp hạng huy chương.

Sản nghiệp thể thao phát triển nhanh chóng, trở thành điểm sáng mới của nền kinh tế quốc dân. Chỉ số tiêu thụ trong thể thao của người dân tăng lên nhanh chóng, số lượng người hành nghề thể thao cũng không ngừng gia tăng. Năm 2008 có 317 vạn người trên toàn quốc hành nghề thể thao, đạt mức giá trị gia tăng là 155 tỷ 500 triệu NDT (~260 triệu USD), chiếm 0,52% tổng GDP của năm 2008. Liên quan đến sự phát triển mạnh mẽ mang tính chiến lược, tính cơ sở và tính bảo đảm của công tác phát triển thể thao, hệ thống chính sách pháp luật thể thao đã được hoàn thiện hơn. Một loạt các Quy định chính sách pháp luật quan trọng trong lĩnh vực thể thao được ban hành và thực thi nhằm cung cấp sự đảm bảo thiết yếu cho việc phát triển và cải cách thể dục thể thao như: “Ý kiến của Trung ương Đảng và Quốc hội về đẩy mạnh công tác thể thao và tăng cường thể chất cho thanh thiếu niên”, “Điều lệ toàn dân rèn luyện thân thể”, “Ý kiến chỉ đạo về việc đẩy nhanh sự phát triển sản nghiệp thể thao”, “Ý kiến chỉ đạo về việc tăng cường giáo dục văn hóa và công tác bảo đảm xã hội cho vận động viên”. Ngày 08 tháng 8 được chọn là “Ngày toàn dân rèn luyện thân thể”, chính thức trở thành ngày hội thể thao đầu tiên mang tính chất toàn quốc của tân Trung Hoa. Xã hội hóa, toàn dân hóa, chế độ hóa di sản Thế vận hội Olympic Bắc kinh đạt được kết quả đáng kể.

Đội ngũ nhân tài thể thao được xây dựng với mức độ không ngừng gia tăng, sự nghiệp khoa học kỹ thuật thể thao, giáo dục thể chất, tuyên truyền vận động thể thao... đạt được sự phát triển lâu dài. Giao lưu đối ngoại trong thể thao cũng được không ngừng mở rộng và đi vào chiều sâu, sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong các sự kiện thể thao quốc tế ngày càng được đề cao. Sự phát triển và tiến bộ của sự nghiệp thể thao trong thời kỳ này đã góp phần cống hiến không nhỏ vào sự phát triển xã hội và nền kinh tế quốc dân, tạo đà và làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển sự nghiệp thể thao trong thời kỳ 5 năm lần thứ 12.

Thanh Xuân (sports.gov.cn)

 


Ảnh trong bài
  • Điểm lại những thành tựu trong lĩnh vực thể thaoTrung Quốc thời kỳ 5 năm lần thứ 11 (2006-2010)