Đại hội thể thao sinh viên thế giới - sân chơi giáo dục dành cho thanh niên

Từ ngày 12 - 23/8/2011, dự kiến có 13.000 sinh viên của 180 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Đại hội thể thao sinh viên thế giới lần thứ 26 tại Shenzhen, thành phố phía Nam Trung Quốc. Kỷ niệm 100 ngày đếm ngược đến Đại hội, Lễ rước đuốc đã được long trọng tổ chức tại trường Đại học Bắc Kinh.

Không chỉ gói gọn trong thành phần là VĐV sinh viên mà xa hơn là lực lượng thanh niên trên toàn thế giới có niềm đam mê thể thao. Liên đoàn thể thao các trường Đại học quốc tế (FISU) cho rằng sự kết hợp giữa phong trào thể thao sinh viên và phong trào Olympic sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của phong trào Olympic hiện đại.

Mục đích mà phong trào Olympic hiện đại hướng tới đó là thúc đẩy sự phát triển thể lực, tâm lý, tính nhân văn, sự yêu chuộng hoà bình của con người. Hơn thế nữa, cùng với các lĩnh vực khác của xã hội, thể thao mang đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người trên khắp thế giới, tạo nên tình hữu nghị.

Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) - Jaques Rogge khẳng định rằng: "Chúng ta là đại diện của phong trào thanh niên. Nếu chúng ta không đối mặt với thách thức là số lượng thanh niên tham gia thể thao ngày càng giảm, chúng ta sẽ thua cuộc."

Chủ tịch Jaques Rogge cũng đã từng đưa ra ý tưởng về một kỳ Olympic trẻ năm 2001, tuy nhiên đến năm 2010 thì ý tưởng mới được hiện thực hoá bằng Đại hội Olympic trẻ lần thứ nhất, được tổ chức vào tháng 8/2010 tại Singapore đạt được thành công lớn.

Tuy nhiên, để "thể thao làm nên nhân cách" thì các tổ chức có trách nhiệm trong đó có FISU cần xây dựng chương trình giáo dục dự kiến gồm có 50 hoạt động dựa trên nền tảng Olympic nhằm phát triển kỹ năng, xử trí linh hoạt, lối sống lành mạnh, trách nhiệm với xã hội và biết gây ấn tượng... Đó cũng là mục tiêu mà Đại hội tại Shenzen 2011 hướng tới với khẩu hiệu "Bắt đầu ở đây, chúng ta làm nên điều khác biệt".

A.T (en.olympic.cn)

Ảnh trong bài
  • Đại hội thể thao sinh viên thế giới - sân chơi giáo dục dành cho thanh niên