Paris 2024 sẽ đáp ứng các tiêu chí về tính bền vững và thân thiện với môi trường mà Chương trình nghị sự 2030 và Ủy ban Olympic quốc tế ủng hộ.
Đầu bếp tại Làng Olympic (ảnh: insidethegames)
Không giống như FIFA World Cup gần đây ở Qatar, sự kiện duy nhất sánh ngang với Thế vận hội về mặt đầu tư, địa điểm tham dự và sự quan tâm của người hâm mộ toàn cầu. FIFA World Cup ở Qatar có nhiều sự xa hoa về tính hiệu quả và thân thiện với môi trường. Từ các sân vận động có máy lạnh để đảm bảo sự thoải mái cho các VĐV và người hâm mộ ở một quốc gia nắng nóng, đến các trung tâm mua sắm lớn ngoài trời có máy lạnh, chưa kể các bãi đỗ xe cũng có máy lạnh.
Thế vận hội Paris nhằm mục đích hoàn toàn trái ngược. Georgina Grenon- Giám đốc về môi trường của ban tổ chức, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với AFP rằng: “Tôi hy vọng những nỗ lực giảm thiểu tác động tới môi trường sẽ cho thấy có thể làm được những điều khác biệt”.
Một trong những khác biệt chính là tổng lượng khí thải carbon, trong đó Ban tổ chức đặt mục tiêu tạo ra một nửa lượng phát thải của Thế vận hội London 2012 và Rio 2016. Paris 2024 ban đầu đặt mục tiêu tương đương 3,5 triệu tấn carbon dioxide, nhưng con số này đã giảm xuống còn khoảng 1,5 triệu tấn.
Tuy nhiên, có một vấn đề khiến Ban tổ chức không thể chắc chắn có thể đạt được mục tiêu hay không là bởi tác động (carbon) của khán giả. Một trong những yếu tố chính sẽ là số lượng chuyến bay gây ô nhiễm liên quan đến Thế vận hội.
Một công ty tư vấn bên ngoài sẽ được giao nhiệm vụ đánh giá tác động của các hoạt động du lịch, xây dựng, cung cấp dịch vụ ăn uống và thiết bị thể thao. Số liệu cuối cùng sẽ được công bố sau khi Thế vận hội Olympic và Paralympic kết thúc.
Các đề xuất nhằm giảm lượng khí thải carbon của Paris 2024 bao gồm cam kết sử dụng cơ sở vật chất hiện có hoặc tạm thời cho 95% các sự kiện thể thao. Các dự án xây dựng mới lớn duy nhất là một trung tâm thể thao dưới nước, một địa điểm thi đấu cầu lông và thể dục dụng cụ ở Paris và Làng vận động viên ở vùng ngoại ô Seine-Saint-Denis nghèo khó của Paris, sẽ được chuyển đổi thành nhà ở và văn phòng sau Thế vận hội. Các nhà thầu xây dựng Làng vận động viên phải giảm 30% lượng khí thải của các tòa nhà so với xây dựng tiêu chuẩn.
Trong một sự thay đổi mô hình khác hướng tới sử dụng năng lượng bền vững hơn, tất cả các địa điểm thể thao sẽ được kết nối với lưới điện, nghĩa là các nhà điều hành sân vận động sẽ không phải phụ thuộc vào máy phát điện diesel để cung cấp điện như trường hợp tại các sự kiện lớn khác.
Các nhà tài trợ như Coca-Cola cũng đã lắp đặt 700 đài phun nước được thiết kế lại tại các địa điểm Olympic, nghĩa là khoảng 50% đồ uống sẽ được phục vụ mà không cần chai nhựa. Các bữa ăn tại các địa điểm thể thao sẽ có 50% là món chay. Các điều khoản về tái chế và tái sử dụng thường xuyên được đưa vào hợp đồng với các nhà cung cấp thiết bị. Tất cả năng lượng do công ty năng lượng quốc gia EDF cung cấp cho Thế vận hội sẽ đến từ các nguồn tái tạo.
Paris 2024 ban đầu được dự định là "carbon tích cực", nghĩa là Ban tổ chức sẽ đầu tư vào các dự án như trồng cây sẽ hấp thụ nhiều carbon dioxide thải ra trong suốt thời gian Thế vận hội.
A.T biên dịch