Thậm chí con số này có thể lên tới 50, nếu đội khúc côn cầu nam vượt qua vòng loại. Đây sẽ là một thành tích mà thể thao Malaysia chưa từng đạt được trong 24 năm qua.
Hội đồng Thể thao Quốc gia Malaysia hy vọng sẽ cử ít nhất 30 VĐV đến Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 (ảnh: insidethegames)
Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 26/7 - 11/ 8. ây sẽ là con số ngang bằng với số lần nước này tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè.
Tổng giám đốc Hội đồng Thể thao Quốc gia Abdul Rashid Yaakub tự tin có thể vượt qua con số này và 50 VĐV Malaysia sẽ có mặt tại Paris. Nếu đạt được mục tiêu này, đây sẽ là con số ngang bằng với số lần nước này tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè.
Cơ hội cuối cùng để đội khúc côn cầu vượt qua vòng loại Paris sẽ là vòng loại tại Muscat, Oman, dự kiến từ ngày 15-21/1.
Malaysia đã tham gia thi đấu tại Thế vận hội Olympic kể từ khi thành lập vào năm 1953 và được Ủy ban Olympic quốc tế công nhận vào năm sau đó. Malaysia thi đấu lần đầu tiên tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo vào năm 1964 và đã giành được tổng cộng 13 huy chương, trong đó có 8 HCB và 5 HCĐ.
Tại Thế vận hội Olympic Tokyo 2020, Malaysia có 30 VĐV tham dự và giành HCB môn đua xe đạp của Datuk Mohd Azizulhasni Awang và HCĐ ở nội dung cầu lông đôi nam của Aaron Chia và Soh Wooi Yi.
Tổng giám đốc Abdul Rashid Yaakub thừa nhận rằng: hy vọng giành HCV của đất nước sẽ được đặt vào các môn cầu lông và xe đạp.
“Triển vọng giành huy chương là điều chắc chắn có, không chỉ ở Thế vận hội Olympic mà ở bất kỳ giải đấu lớn nào. Để đạt được mục tiêu này, các VĐV cần tin tưởng vào bản thân, chuẩn bị tốt và trang bị đầy đủ các công cụ cần thiết, cơ hội sẽ đến.", Tổng giám đốc Abdul Rashid Yaakub nhấn mạnh.
Ở một số các môn thể thao đòi hỏi độ chính xác cao như bắn cung và bắn súng, thể thao Malaysia cũng kì vọng sẽ tạo nên bất ngờ.
Hội đồng Thể thao Quốc gia sẽ cung cấp tất cả các hỗ trợ cần thiết, bao gồm khoa học thể thao, đào tạo, tư vấn và hướng dẫn cho các VĐV đủ điều kiện và những VĐV có tiềm năng đủ điều kiện theo quy định.
Tổng thư ký Hội đồng Olympic MalaysiaDatuk Mohd Nazifuddin Najib tin rằng: khía cạnh tài chính sẽ không phải là vấn đề trong việc hỗ trợ hành trình tìm kiếm chiếc HCV đáng mơ ước. Một chương trình đặc biệt phân bổ 20 triệu ringgit Malaysia (tương đương 4 triệu euro) trong ngân sách năm 2024 cho chương trình đường tới HCV.
Cho đến nay, Nur Shazrin Latif (thuyền buồm nữ), Johnathan Wong (bắn súng nam), Bertrand Rhodict Lises (nhảy cầu nam), Ariana Nur Dania Zairi (bắn cung nữ) và Nur Aisyah Mohd Zubir (đạp xe đường trường nữ) đều đã có vé đến Paris 2024. Dự kiến sẽ có thêm nhiều VĐV có thể đến Paris vào cuối tháng Bảy.
Ủy ban Olympic Bahrain và Syria tăng cường quan hệ hợp tác
Các quan chức ủy ban Bahrain nhiệt liệt chào đón phái đoàn Syria trong chuyến thăm chính thức nhằm khám phá những giải pháp mới để duy trì mối quan hệ hỗ trợ và hợp tác hiện có giữa hai 'nước anh em'.
Chuyến thăm sẽ góp phần phát triển thể thao ở cả hai nước. Mối quan hệ bền chặt giữa Ủy ban Olympic Bahrain và Ủy ban Olympic Syria cũng được thể hiện rõ trong cuộc gặp.
Thứ trưởng Nội các, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Bahrain Sheikh Isa bin Al Khalifa đã nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Ủy ban Olympic Syria và Tổng Liên đoàn Thể thao Firas Mualla. Cùng dự còn có Abdul Rahman Al-Khatib, Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Syria và Thành viên Hội đồng Nhân dân. Faris Al Kooheji, Tổng thư ký Ủy ban Olympic Bahrain.
Trong buổi làm việc, hai Bên đã trao đổi về hiện trạng hợp tác. Các quan chức của cả hai ủy ban đều nhất trí về sự cần thiết phải tiếp tục thống nhất các chiến lược và nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thể thao và mọi thứ liên quan đến lĩnh vực này trong tương lai.
Hai Bên đã thảo luận về tất cả các hoạt động đang diễn ra và quan trọng nhất là khám phá những giải pháp để biến mối quan hệ hợp tác này thành những kết quả rõ ràng ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế trong tương lai.
Mục đích của cả hai Bên là làm cho sự phát triển ngày càng rõ ràng hơn. Điều này sẽ cho phép cả hai nước tận hưởng những thành công và thành tựu. Sự hợp tác bắt nguồn từ mối quan hệ này sẽ là cơ sở cho những kết quả trong tương lai. Sự hỗ trợ của cả hai ủy ban là rất quan trọng để các VĐV và các tổ chức có được một tương lai tốt đẹp hơn.
VĐV chuyển giới sẽ phải đối mặt với nhiều hạn chế hơn tại Paris 2024
Hướng tới Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024, các VĐV chuyển giới sẽ phải đối mặt với nhiều hạn chế hơn so với các quy định trước đó.
Sẽ có những rào cản lớn hơn trong việc giành quyền tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè diễn ra tại Paris từ ngày 26/7 đến ngày 11/8. Quy định yêu cầu quá trình chuyển đổi giới tính phải được hoàn thành trước 12 tuổi. Nếu quá trình chuyển đổi diễn ra sau độ tuổi đó có thể mang lại lợi thế hơn cho VĐV chuyển giới nữ.
Ví dụ trường hợp của Laurel Hubbard - VĐV cử tạ đến từ New Zealand - là VĐV chuyển giới công khai đầu tiên thi đấu tại Olympic. Ba năm trước, tại Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020, Laurel Hubbard đã làm nên lịch sử khi trở thành VĐV chuyển giới công khai đầu tiên tranh tài tại Thế vận hội Olympic. Tuy nhiên, thành tích của cô ở hạng mục +87kg nữ rất khiêm tốn. Ở tuổi 43, cô là VĐV lớn tuổi nhất tại Olympic lần thứ 32 với 3 lần nâng tạ không thành công. Theo yêu cầu trên, Laurel Hubbard và các VĐV giới khác trước đây sẽ không đủ điều kiện tham gia Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024.
Theo một báo cáo, những hạn chế đối với sự tham gia của các VĐV chuyển giới đã trở nên nghiêm ngặt hơn. Trước đây, Ủy ban Olympic quốc tế đã ban hành hướng dẫn cho phép bất kỳ VĐV chuyển giới nào được thi đấu với tư cách là phụ nữ miễn là mức testosterone của họ dưới 10 nanomol/lít trong ít nhất 12 tháng trước cuộc thi đầu tiên. Tuy nhiên, các yêu cầu hiện tại đã được thay đổi.
Vào tháng Ba, Hội đồng Điền kinh Thế giới đã cấm những người chuyển giới sau tuổi dậy thì thi đấu ở hạng mục dành cho nữ ở cấp độ chuyên nghiệp. Quyết định này Thể thao dưới nước thế giới, Liên đoàn Bơi Quốc tế thực hiện vào năm 2022. Theo đó, sẽ chỉ cho phép những VĐV bơi chuyển giới trước 12 tuổi được thi đấu.
Theo chủ tịch Điền kinh Thế giới Sebastian Coe, nhà vô địch Olympic 2 lần (1980 và 1984), sự thay đổi này là để bảo vệ hạng mục nữ.
Thể thao dưới nước thế giới cũng áp dụng "Chính sách hòa nhập giới" mới. James Pearce - phát ngôn viên của Chủ tịch Thể thao dưới nước thế giới - Husain Al-Musallam - giải thích: “Điều này không có nghĩa là khuyến khích mọi người chuyển giới trước 12 tuổi. Theo các nhà khoa học, nếu chuyển giới sau khi bắt đầu dậy thì sẽ có lợi thế, điều đó thật không công bằng”.
Tương tự như vậy, Liên đoàn Đua xe đạp Quốc tế cũng đã đưa ra các biện pháp bảo vệ cho môn thể thao nữ bằng cách ngăn chặn phụ nữ chuyển giới khi đã đến tuổi dậy thì tham gia thi đấu.
Diệu Hà biên dịch