Điểm tin hoạt động TDTT ngày 20-12-2023 Điểm báo hàng ngày 20/12/2023 - 00:45 Sự kiện có vai trò quan trọng, được ví như "Hội nghị Diên Hồng" của ngành thể thao sẽ chính thức diễn ra vào 14h00 ngày 21/12/2023, tại Trung tâm Thể thao Ba Đình với sự tham dự của trên 200 đại biểu khách mời là lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia, các chuyên gia, cán bộ quản lý về TDTT...Thực tế cho thấy, ở đấu trường SEA Games, thể thao Việt Nam đã đạt được những thành tích được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người hâm mộ thể thao nước nhà ghi nhận. THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO TDTT.GOV - Hội nghị định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030 sẽ diễn ra vào ngày 21/12 Sự kiện có vai trò quan trọng, được ví như "Hội nghị Diên Hồng" của ngành thể thao sẽ chính thức diễn ra vào 14h00 ngày 21/12/2023, tại Trung tâm Thể thao Ba Đình với sự tham dự của trên 200 đại biểu khách mời là lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia, các chuyên gia, cán bộ quản lý về TDTT...Thực tế cho thấy, ở đấu trường SEA Games, thể thao Việt Nam đã đạt được những thành tích được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người hâm mộ thể thao nước nhà ghi nhận. Thế nhưng, ở đấu trường Asian Games, Olympic, thành tích của chúng ta vẫn đứng sau một số quốc gia trong khu vực. Minh chứng rõ nhất là qua hai kỳ Đại hội thể thao liên tiếp là SEA Games 31 và SEA Games 32, thành tích mà đoàn TTVN đạt được là rất đáng ghi nhận, biểu dương. Tuy nhiên, tại đấu trường châu lục như ASIAN Games 19 vừa qua, Thể thao Việt Nam chưa tạo được dấu ấn, thành công về thành tích, thậm chí bị đánh giá thấp hơn một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore. Từ thực tiễn đó, Hội nghị định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030 sẽ đóng vai trò quan trọng để những nhà quản lý, chuyên môn trong lĩnh vực TDTT tham khảo, lắng nghe ý kiến chia sẻ cũng như những kinh nghiệm, sáng kiến quý báu từ các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực TDTT cũng như tiếng nói từ những người trực tiếp làm công tác huấn luyện, các cán bộquản lý, truyền thông về thể thao. Qua đó tìm ra những giải pháp góp phần thúc đẩy thể thao thành tích cao ngày càng tiến xa hơn. BaoBacGiang - Triển khai Đề án phát triển Thể thao thành tích cao giai đoạn 2023-2030 BẮC GIANG - Trước đòi hỏi cấp thiết của thực tế trong việc đầu tư phát triển thể thao thành tích cao, phù hợp với chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn mới, UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Quyết định ban hành Đề án Phát triển Thể thao thành tích cao tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2030. Đề án nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo bước đột phá trong công tác tuyển chọn, huấn luyện, tập huấn và thi đấu. Tiếp tục tập trung đầu tư các môn thể thao thế mạnh của tỉnh, đồng thời nghiên cứu để phát triển mới một số môn thể thao có tiềm năng trong hệ thống thi đấu tại Thế vận hội (Olympic), Đại hội Thể thao Châu Á (Asiad), Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Đại hội Thể thao toàn quốc và các giải trẻ quốc gia, khu vực và quốc tế. TDTT.GOV - Hội nghị định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030 cần tập trung vào các giải pháp Đó chính là một trong những chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng tại cuộc họp với lãnh đạo Cục TDTT và các đơn vị chức năng về công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030. Cùng dự có Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương. Theo chia sẻ của ông Đặng Hà Việt – Cục trưởng Cục TDTT: hiện mọi công việc liên quan đến tổ chức sự kiện này đã được Cục TDTT chuẩn bị chu đáo từ cơ sở vật chất, khách mời, cho đến nội dung sẽ được trình bày tại Hội nghị. Tuy nhiên, theo ông Đặng Hà Việt, để nội dung Hội nghị tập trung đúng, trúng các vấn đề đang được các nhà quản lý, giới chuyên môn và người hâm mộ quan tâm, ngay sau ASIAD 19, được sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, trực tiếp là Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Cục TDTT đã yêu cầu các bộ môn, Liên đoàn, Hiệp hội thể thao quốc gia, các Trung tâm Huấn luyện Thể thao quốc gia trên cả nước rà soát lại toàn bộ lực lượng, điều kiện tập luyện ở đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc gia để có những đánh giá sát thực nhất về thực trạng thể thao thành tích cao ở thời điểm hiện tại. Từ đó, khẩn trương xây dựng kế hoạch, tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhất để cải tổ lại nền thể thao thành tích cao nước nhà, giúp nâng cao thành tích của VĐV Việt Nam tại các đấu trường thể thao quốc tế như ASIAD và Olympic. BoVHTTDL - Tích cực chuẩn bị Hội nghị định hướng phát triển Thể thao thành tích cao đến năm 2030 Chiều ngày (7/12), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã chủ trì cuộc họp tập thể lãnh đạo Bộ để nghe báo cáo về việc chuẩn bị tổ chức Hội nghị định hướng phát triển Thể thao thành tích cao đến năm 2030. Cùng dự có Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương. Thực tế cho thấy, ở đấu trường SEA Games, thể thao Việt Nam đã đạt được những thành tích được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, người hâm mộ thể thao nước nhà ghi nhận. Thế nhưng, ở đấu trường ASIAD, Olympic, thành tích của chúng ta vẫn đứng sau một số quốc gia trong khu vực.Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, việc tổ chức Hội nghị nhằm định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030 vào thời điểm này là hết sức cần thiết. Thông qua hội nghị là cơ hội để định hướng và đưa ra các giải pháp lớn đóng vai trò "kim chỉ nam" cho việc xây dựng các kế hoạch, định hướng mục tiêu, giải pháp cho thể thao thành tích cao phát triển, vươn tầm châu lục, tương xứng với tiềm năng của thể thao nước nhà. BaoThanhnien - Thể thao Việt Nam tìm giải pháp vươn tầm châu lục Thể thao Việt Nam (VN) khép lại năm 2023 bằng sự kiện thiết thực là tổ chức Hội nghị định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030, trong đó tập trung vào giải pháp vươn tầm châu lục.Chia sẻ với PV Thanh Niên hôm qua (5.12), Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt cho biết công tác chuẩn bị cho Hội nghị định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030 đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và chờ công bố lịch trình chính thức diễn ra ngay trong tháng 12."Nhiều vấn đề quan trọng và cấp thiết mà ngành thể thao cần phương án phù hợp để tháo gỡ như làm thế nào để công tác xã hội hóa thể thao đạt hiệu quả cao, hiện đại hóa trong huấn luyện thể thao thành tích cao, vấn đề chăm sóc, chữa trị chấn thương cho VĐV… Chúng tôi mong muốn được lắng nghe ý tưởng, hiến kế từ giới chuyên môn, nhà quản lý, nhà khoa học thể thao để sớm tìm ra hướng đi, điều chỉnh kịp thời với mục tiêu thúc đẩy thể thao thành tích cao của VN phát triển đúng hướng", Cục trưởng Đặng Hà Việt nói. Báo SGGP - Hội thảo thể thao thành tích cao được Cục TDTT thực hiện ngày 21-12 Như vậy, thời điểm được chọn cụ thể để tổ chức Hội thảo tọa đàm định hướng phát triển thể thao thành tích cao tới năm 2030 đã có và diễn ra tuần tới tại Hà Nội. Trao đổi ngày 15-12, Cục trưởng Cục TDTT – ông Đặng Hà Việt cho biết công tác chuẩn bị đối với Hội thảo tọa đàm định hướng phát triển thể thao thành tích cao tới năm 2030 của ngành thể thao đã và đang tiến hành để có sự đảm bảo tốt nhất các thông tin, nội dung đưa ra tại chương trình làm việc. Đồng thời, ông Đặng Hà Việt cũng cho biết ngành thể thao sẽ tổ chức Hội thảo trên vào ngày 21-12 tại Hà Nội.Trước đó, Cục TDTT đã lựa chọn nhiều thời điểm dự kiến tổ chức Hội thảo tuy nhiên có những thay đổi để đảm bảo phù hợp nhất về thời gian diễn ra. Nangluongsachvietnam - Định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030 Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức cuộc họp về việc chuẩn bị tổ chức Hội nghị định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030. Phát biểu trong cuộc họp, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng khẳng định, thể thao Việt Nam sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu đã có sự tiến bộ rõ nét, từng bước khẳng định được vị thế trong khu vực Đông Nam Á và tiếp cận trình độ thể thao của của châu lục, thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển thể thao thành tích cao của nước ta so với các nước trong châu lục và thế giới vẫn tồn tại những thách thức lớn cần đổi mới tư duy và cách làm. Theo đó, việc tổ chức hội nghị sẽ định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030. Hội nghị là cơ hội để định hướng và đưa ra các giải pháp lớn đóng vai trò "kim chỉ nam" cho việc xây dựng kế hoạch, định hướng mục tiêu, giải pháp cho thể thao thành tích cao phát triển, vươn tầm châu lục, tương xứng với tiềm năng của thể thao nước nhà. Baotoquoc - Ngành thể thao gấp rút hoàn tất công tác chuẩn bị Hội thảo định hướng phát triển Thể thao thành tích cao đến năm 2030 Đây là một trong những sự kiện quan trọng để những nhà quản lý, làm chuyên môn trong lĩnh vực TDTT tham khảo, lắng nghe, hiến kế, ý tưởng, phương pháp phát triển mới từ các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực TDTT cũng như tiếng nói thực tiễn từ công tác huấn luyện, quản lý, truyền thông về thể thao. Qua đó sớm tìm ra những hướng đi, sự điều chỉnh kịp thời góp phần thúc đẩy thể thao thành tích cao ngày càng tiến xa hơn. Hội thảo định hướng phát triển Thể thao thành tích cao đến năm 2030 sẽ tập trung vào 2 nội dung chính gồm: định hướng mục tiêu và giải pháp phát triển thể thao thành tích cao trong thời gian tới, đặc biệt là các kỳ Olympic, ASIAD và SEA Games từ nay cho đến 2030. Thảo luận các giải pháp cụ thể nhằm giành huy chương Olympic (các kỳ năm 2024 và 2028); HCV ASIAD năm 2026 và 2030, HCV SEA Games các năm 2025, 2027, 2029. Thethaoplus - “Hội nghị định hướng phát triển Thể thao thành tích cao phải tập trung vào các giải pháp” Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trong buổi làm việc với Cục Thể dục thể thao về các công tác chuẩn bị Hội nghị định hướng phát triển Thể thao thành tích cao đến năm 2030 vào chiều 7/12. Có thể nói, Thể thao Việt Nam sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu đã có sự tiến bộ rõ nét, từng bước khẳng định được vị thế trong khu vực Đông Nam Á, tiếp cận trình độ thể thao của châu lục và thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển thể thao thành tích cao của Việt Nam so với các nước trong châu lục và thế giới đang gặp những thách thức lớn cần đổi mới tư duy và cách làm. Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, việc tổ chức Hội nghị nhằm định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030 vào thời điểm này là hết sức cần thiết. Bộ trưởng yêu cầu đưa ra các giải pháp lớn đóng vai trò "kim chỉ nam" cho việc xây dựng các kế hoạch, định hướng mục tiêu, giải pháp cho thể thao thành tích cao phát triển, vươn tầm châu lục, tương xứng với tiềm năng của thể thao nước nhà. BaoCongannhandan - Kỳ vọng qua một hội thảo thể thao thành tích cao Dự kiến Hội thảo định hướng phát triển thể thao thành tích cao tới năm 2030 được tổ chức vào tuần tới tại Hà Nội. Có những kỳ vọng nhất định từ hội thảo này nhưng chắc chắn, một hội thảo không thay đổi ngay bộ mặt của thể thao thành tích cao Việt Nam. Từ ASIAD 19 ra hội thảo. Tại ASIAD 19 vừa qua, Đoàn thể thao Việt Nam giành 3 HCV, hoàn thành chỉ tiêu HCV tại Đại hội thể thao lớn nhất châu lục. Đối với những người làm chuyên môn, dù thành tích không quá ấn tượng nhưng rõ ràng đã hoàn thành mục tiêu đặt ra trước ngày lên đường (giành tối thiểu 2 HCV tại ASIAD 19). Lời xin lỗi của lãnh đạo Đoàn thể thao Việt Nam về thành tích mà Đoàn thể thao Việt Nam giành được ở ASIAD 19 xem ra hơi thừa về mặt truyền thông dù cũng cho thấy sự cầu thị, mong muốn làm tốt hơn. BaoLaodong - Hội nghị định hướng phát triển thể thao Việt Nam được tổ chức vào tuần sau Theo kế hoạch, Hội nghị bàn về các giải pháp nâng cao thành tích của thể thao Việt Nam diễn ra vào ngày 14.12.Theo thông tin từ Cục Thể dục Thể thao, Hội nghị bàn về các giải pháp nâng cao thành tích của thể thao Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 14.12 tới đây. Hội nghị bao gồm 4 phần chính: Báo cáo thực trạng thể thao thành tích cao, nguồn nhân lực vận động viên, định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2024 và lựa chọn các môn thể thao trọng điểm; tham luận của các nhà quản lý, khoa học, chuyên gia thể dục thể thao; trao đổi, tham gia ý kiến dưới góc nhìn của các Liên đoàn thể thao quốc gia, huấn luyện viên, nhà quản lý, chuyên gia và các đại biểu dự Hội nghị; chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. SaiGonThethaoOnline - Hội thảo thể thao thành tích cao được Cục TDTT thực hiện ngày 21-12 Như vậy, thời điểm được chọn cụ thể để tổ chức Hội thảo tọa đàm định hướng phát triển thể thao thành tích cao tới năm 2030 đã có và diễn ra tuần tới tại Hà Nội. Trao đổi ngày 15-12, Cục trưởng Cục TDTT – ông Đặng Hà Việt cho biết công tác chuẩn bị đối với Hội thảo tọa đàm định hướng phát triển thể thao thành tích cao tới năm 2030 của ngành thể thao đã và đang tiến hành để có sự đảm bảo tốt nhất các thông tin, nội dung đưa ra tại chương trình làm việc. Đồng thời, ông Đặng Hà Việt cũng cho biết ngành thể thao sẽ tổ chức Hội thảo trên vào ngày 21-12 tại Hà Nội.Trước đó, Cục TDTT đã lựa chọn nhiều thời điểm dự kiến tổ chức Hội thảo tuy nhiên có những thay đổi để đảm bảo phù hợp nhất về thời gian diễn ra. BaoVanhoa - Để nâng cao thành tích của thể thao Việt Nam: Cần có những cơ chế, chính sách đột phá Dự kiến trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo của Bộ VHTTDL, Cục Thể dục thể thao (TDTT) sẽ tổ chức Hội nghị định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030. Hội nghị được kỳ vọng sẽ tìm ra nhiều giải pháp nhằm phát triển thể thao, đặc biệt là nâng cao thành tích của thể thao Việt Nam trên trường quốc tế. Mong muốn nâng cao điều kiện tập luyện của các VĐV. Trả lời phỏng vấn Văn Hóa, Trưởng phòng phòng thể thao thành tích cao 2 Cục TDTT Ngô Ích Quân cho biết, Hội nghị được tổ chức với mong muốn qua ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các HLV, VĐV để thấy rõ thực trạng của thể thao Việt Nam, những tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân chủ quan, khách quan. Từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao thành tích thi đấu của thể thao Việt Nam tại các đấu trường quốc tế mà điểm nhấn sẽ là Asian Games, Olympic và SEA Games. “Qua các ý kiến thảo luận tại Hội nghị, chúng ta cũng sẽ thấy được bài học kinh nghiệm từ các nước, nhất là các nước trong khu vực để tiếp thu, vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với thực tiễn tại nước ta”, ông Ngô Ích Quân cho biết. Baovanhoa - Cải thiện cho được thành tích thể thao Việt Nam VHO- Vào trung tuần tháng 12, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL - Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam Nguyễn Văn Hùng sẽ chủ trì Hội nghị bàn về các giải pháp nâng cao thành tích của thể thao Việt Nam. Đây là Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức nhằm tìm lời giải cho những vấn đề cấp bách của thể thao Việt Nam. Để công tác chuẩn bị cho Hội nghị được chu đáo, chiều qua 7.12, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã có buổi làm việc với Cục Thể dục thể thao và các đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị cho Hội nghị. Cùng dự có Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương. Phát huy sức mạnh của các địa phương, Liên đoàn, Hiệp hội. Theo báo cáo của Cục trưởng Cục Thể dục thể thao Đặng Hà Việt, đây là Hội nghị được tổ chức với sự tham gia của đại diện một số Ủy ban của Quốc hội, các nhà khoa học, các chuyên gia về thể dục thể thao, đại diện cho các Liên đoàn, Hiệp hội, đại diện địa phương…Chỉ đạo về thành phần tham dự Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh yêu cầu cần mời 63 tỉnh, thành tham dự. Trên thực tế, muốn phát triển thể thao nói chung và thể thao thành tích cao nói riêng thì không thể tách được vai trò của các địa phương, và các địa phương chính là nơi phát hiện, đào tạo ra các tài năng; xây dựng lực lượng ở tuyến cơ sở cho các đội tuyển quốc gia. Địa phương có mạnh thì chân đế của thể thao thành tích cao mới vững và lực lượng kế thừa mới hùng hậu. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc đến vai trò của thể thao học đường. Bộ trưởng yêu cầu một thành phần không thể thiếu trong Hội nghị là đại diện của Bộ GD&ĐT. Các Bộ như Bộ Tư pháp, Bộ KH&ĐT cũng cần được mời tham dự để có thể giúp cho thể thao Việt Nam dần tháo gỡ được những vướng mắc về cơ chế, chính sách. Ngoài ra còn là vai trò của các Liên đoàn, Hiệp hội trong việc tổ chức các giải đấu, kế hoạch đào tạo, tập huấn, thi đấu của các đội tuyển… Mối quan hệ giữa Cục Thể dục thể thao và các Liên đoàn, Hiệp hội phải tốt mới tạo được sức mạnh tổng thể để phát triển thể thao thành tích cao. KinhtevaDothi - Thể thao Việt Nam nhìn nhận vào cơ hội tại Olympic Paris 2024 Khép lại các giải đấu lớn trong năm 2023, thể thao Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định. Đó là sự nỗ lực của tập thể, của từng cá nhân trong việc tập luyện, tập huấn và chuẩn bị, rồi thi đấu nỗ lực mang vinh quang về cho Tổ quốc. Tuy nhiên, thể thao Việt Nam cần xác định đầu tư vào mục tiêu nào để có kết quả tốt nhất. Đặc biệt, tại Hội thảo tọa đàm định hướng phát triển thể thao thành tích cao tới năm 2030 dự kiến được tổ chức trong thời gian tới. Bài học từ Asiad 19. Năm 2023, thể thao Việt Nam đã tham dự ở nhiều giải đấu khác nhau, trong đó đấu trường cao nhất là Asiad 19 diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc). Dù hoàn thành chỉ tiêu so với trước ngày lên đường (đứng thứ 21 khi giành 27 huy chương, trong đó có 3 HCV, 5 HCB và 19 HCĐ) nhưng thực tế chỉ ra Thể thao Việt Nam đang “rơi rụng” ở Asiad và Olympic, việc này báo động sự thụt lùi so với chính mình cũng như các đối trọng khác. Bài học từ Asiad 19 vẫn còn “nóng hổi” với Thể thao Việt Nam trong việc nhìn nhận thực trạng và đánh giá thực tế, khách quan trước khi hướng tới các giải đấu lớn trong năm 2024, trong đó có Olympic Paris 2024 diễn ra vào tháng 7. Báo QĐND - Vì một nền thể thao lành mạnh, công bằng, không doping Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao. Dự thảo đề xuất quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao, bao gồm: Giáo dục, truyền thông về phòng, chống doping; Kiểm tra doping; Quản lý kết quả; Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong phòng, chống doping.Một trong các nguyên tắc phòng, chống doping trong hoạt động thể thao được nêu tại dự thảo là: Hoạt động phòng, chống doping cần được tổ chức thường xuyên. Đảm bảo tuân thủ các quy định của Tổ chức Phòng, chống doping thế giới, các Tiêu chuẩn quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng, chống doping trong hoạt động thể thao. Đảm bảo vận động viên được tập luyện và thi đấu trong môi trường không doping và được thông tin đầy đủ về tác hại của doping. BÓNG ĐÁ VÀ CÁC TIN LIÊN QUAN Báo Tuoitre - Tuyển Việt Nam sắp trải nghiệm công nghệ đỉnh cao từng xuất hiện ở World Cup 2022 Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) thông báo công nghệ bắt việt vị bán tự động (SAOT) sẽ chính thức được triển khai ở toàn bộ trận đấu của vòng chung kết Asian Cup 2023, nơi có sự tham dự của tuyển Việt Nam. "Với SAOT, các quyết định của trọng tài tại Asian Cup 2023 sẽ nâng cao tính khách quan hơn. Công nghệ này được áp dụng ở tất cả 51 trận của giải đấu", AFC đưa ra thông báo.Đây không chỉ đánh dấu lần đầu tiên SAOT được áp dụng tại một giải đấu của AFC, mà còn đưa AFC trở thành liên đoàn châu lục đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ này ở cấp độ tuyển quốc gia.Qua đó càng nhấn mạnh thêm cam kết của AFC về việc cải thiện tính chính xác và minh bạch trong quá trình đưa ra quyết định của các trọng tài. Việc áp dụng SAOT sẽ là một bước tiến hiệu quả, song song với hệ thống trợ lý trọng tài video (VAR).Trước đó, VAR đã được áp dụng vào các trận đấu của vòng tứ kết Asian Cup 2019. Tuyển Việt Nam cũng có lần đầu trải nghiệm công nghệ này ở trận gặp Nhật Bản. Baotuoitre - Đội nữ Hà Nội I vươn lên dẫn đầu Đội nữ Hà Nội I tạm dẫn đầu Giải bóng đá nữ VĐQG 2023 sau khi TP.HCM I và Than Khoáng Sản Việt Nam cầm chân nhau. Ngày 19-12, tâm điểm của vòng 11 Giải bóng đá nữ vô địch quốc gia 2023 - Cúp Thái Sơn Bắc là cuộc đọ sức giữa TP.HCM I và Than Khoáng Sản Việt Nam. Cùng có được 25 điểm trên bảng xếp hạng, hai đội lựa chọn cách tiếp cận trận đấu an toàn và phải đến phút 55 mới có điểm nhấn đáng chú ý. THỂ THAO CHO MỌI NGƯỜI Hanoimoi - Kêu gọi ủng hộ VĐV Nguyễn Minh Triết bị chấn thương nặng khi tập luyện Thông tin từ Liên đoàn Thể dục Việt Nam, vừa qua, trong lúc tập luyện tại đội tuyển thể dục dụng cụ trẻ quốc gia, vận động viên (VĐV) Nguyễn Minh Triết đã không may gặp tai nạn trong lúc tiếp đất, bị chấn thương nặng và đang điều trị tại bệnh viện. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn Thể dục Việt Nam Phan Thùy Linh cho biết: Trong lúc tập luyện nhào lộn, Triết thực hiện động tác lộn 2 vòng sau quay 360 độ, do mất cảm giác trên không nên VĐV này đã cắm đầu xuống hố mút, chân tay tê liệt và được đưa vào Bệnh viện E (phố Trần Cung, Hà Nội) cấp cứu và mổ ngay sau đó. Tuy nhiên, do chấn thương nặng vùng cổ nên các bác sĩ chẩn đoán, khả năng hồi phục của em là khó. Trung tâm Thông tin Truyền thông TDTT