BÓNG ĐÁ VÀ CÁC TIN LIÊN QUAN
Saostar - Nhìn lại chuyện HLV Park Hang Seo bị sa thải, bài học lớn cho VFF!
Không có đội bóng nào mãi chiến thắng, không có HLV nào mãi thành công, bóng đá Việt Nam phải nắm bắt thời cơ nếu không muốn xây lại từ đầu. “Người Việt Nam rất yêu bóng đá nhưng đó là bóng đá chiến thắng”. Đó là phát biểu của HLV Park Hang Seo sau 2 năm cầm quân ở Việt Nam. Và bản thân ông Park không dám chắc duy trì sự thành công cho bóng đá Việt Nam đến thời điểm nào, bởi trong bóng đá không có đội bóng thắng mãi mãi, cũng không có HLV nào luôn đứng mãi trên đỉnh cao sự nghiệp. Câu chuyện kể trên được nhìn từ chính HLV Park Hang Seo ở quá khứ. 18 năm trước, Ông Park là trợ lý cho HLV Hiddink, cùng tuyển Hàn Quốc gây chấn động bóng đá thế giới khi đi đến bán kết World CUP 2002. Chỉ một năm sau thì Hàn Quốc (tứ đại anh hào World Cup) đã thua Việt Nam 0-1. Nhưng sự nghiệp HLV Park Hang Seo còn chịu cảnh cay đắng hơn rất nhiều, vì ông bị sa thải chỉ vài tháng sau World Cup 2002, lý do là Olympic Hàn Quốc chỉ đi đến bán kết ASIAD năm 2002. Rõ ràng, không đội bóng nào là bất khả chiến bại, không HLV nào không từng trải qua những tháng ngày cay đắng trong sự nghiệp. Ông Park và tuyển Việt Nam cũng khó thoát kịch bản chung của bóng đá. Quan trọng là sau những cột mốc thành công thì di sản để lại là gì, qua đó làm hành trang cho tương lai. Điều đó càng có ý nghĩa lớn với những nền bóng đá đang phát triển như Việt Nam, bởi con đường vươn tầm châu lục vẫn còn có khoảng cách lớn.
Saostar - Vì sao các CLB thế giới khổ vì tiền lương, V.League vẫn 'sống khỏe'?
Khó khăn về tiền lương do dịch Covid-19 là nỗi khổ của nhiều đội bóng trên thế giới, nhưng các đội ở V.League lại không bị ảnh hưởng nhiều. Lý do là gì? Hãy bắt đầu câu chuyện tiền lương từ bóng đá Thái Lan. Hiệp hội Bóng đá Thái Lan (FAT) đề xuất các đội bóng cắt giảm 50% lương trong bối cảnh Thai League phải đến tháng 9 năm nay mới diễn ra. Nhiều đội bóng của Indonesia, Malaysia cũng rơi vào cảnh giảm lương, thậm chí có đội nợ lương trong nỗi lo có thể bị phá sản. Tình hình tài chính khó thì cách duy nhất chính là các CLB mong được cầu thủ chung tay bằng cách giảm lương. Câu chuyện tiền lương không phải vấn đề khó khăn riêng của các CLB ở Đông Nam Á, những đội hàng đầu châu Âu rơi vào cảnh tương tự. CLB hàng đầu nước Đức – Schalke 04 giảm 15% lương cầu thủ và ban huấn luyện vào cuối tháng 3, họ tiếp tục giảm 15% trong tháng này. Schalke thậm chí lâm nguy với nỗi lo bị phá sản. Thực trạng chung của bóng đá Đức là có đến 13/36 CLB báo cáo gặp khó khăn về tài chính. Ở Anh, câu chuyện tài chính đang vô cùng căng thẳng. Những Chelsea, Arsenal, Liverpool, Tottenham… đang tiến hành đàm phán với cầu thủ để giảm lương.
Baogiaothong - Đoàn Văn Hậu nhận tin “dữ” trong ngày sinh nhật
Thông tin chuyển nhượng của Heerenveen mà tờ Voetbal International tiết lộ không hề thuận lợi cho Đoàn Văn Hậu. Ngày 19/4, tờ Voetbal International đã có bài viết đánh giá về công tác chuyển nhượng của Heerenveen. Theo đó, ưu tiên hàng đầu của Heerenveen là mua một thủ môn và một hậu vệ cánh trái. “SC Heerenveen không thể giữ chân thủ môn Filip Bednarek, nên họ phải tìm người thay thế. Bên cạnh đó, vị trí hậu vệ cánh trái được đặc biệt quan tâm. Đang có nhiều áp lực dồn lên đội bóng ở vị trí này. Có vẻ nhân sự hiện tại không đáp ứng được yêu cầu của HLV Johnny Jansen”, bài báo nêu vấn đề. Cũng theo Voetbal International, Lucas Woudenberg là người đang giữ vai trò ở hành lang cánh trái HLV Jansen đã thử nghiệm một số nhân sự, trong đó có Sherel Floranus nhưng chưa ưng ý. Vì vậy, CLB phải tìm thêm người cho vị trí này, nhất là sau khi Ricardo van Rhijn sẽ ra đi sau mùa giải năm nay.
Toquoc - Nỗi uất ức của Công Phượng, Tuấn Anh và sự chờ đợi kéo dài gần 400 ngày của bầu Đức
Sau trận đấu xấu xí của U19 Indonesia khiến U19 Việt Nam tuột mất chức vô địch giải trẻ ĐNÁ, bầu Đức phải chờ gần 400 ngày mới được ăn mừng lứa Công Phượng, Tuấn Anh lên ngôi. Như đã đề cập trong bài viết sáng nay, giải U19 ĐNÁ 2013 là lần đầu tiên NHM Việt Nam được theo dõi lứa cầu thủ khóa 1 học viện HAGL Arsenal JMG gồm những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn, Đông Triều... thi đấu nhưng là qua màn ảnh tivi. Bởi giải đấu năm đó diễn ra ở trên đất Indonesia. Việc không thể tới tận SVĐ để trực tiếp theo dõi và cổ vũ cho U19 Việt Nam với nòng cốt U19 HAGL thi đấu là điều tiếc nuối cho nhiều NHM. Bởi lẽ đấy là giải đấu mà Công Phượng và đồng đội đã chơi tuyệt hay. Nếu có thể có mặt trên khán đài, chắc chắn các fan Việt Nam sẽ có những giờ phút cực kì hưng phấn. Tại giải này, Đám trẻ nhà bầu Đức suýt nữa đã mang về danh hiệu đầu tiên. Nhưng ở trận Chung kết, chúng ta không thể ghi bàn vào lưới một Indonesia chơi cực kì xấu xí, với liên tiếp những pha "bỏ bóng đá người". Trên chấm luân lưu, may mắn cũng đã đứng về phía chủ nhà khi họ chiến thắng 7-6. Trận Chung kết năm đó chắc chắn vẫn là nỗi uất ức bậc nhất trong sự nghiệp của những Công Phượng, Tuấn Anh.
VTC - Toshiya Miura: Kẻ lạc thời đáng quý của bóng đá Việt Nam
Nhiệm kỳ ngắn ngủi của HLV Toshiya Miura để lại vô số tranh cãi, rằng ông là người thành công hay kẻ lạc thời giữa dòng chảy bất tận của bóng đá Việt Nam. HLV Toshiya Miura có hơn 2 năm nắm quyền ở Việt Nam, quãng thời gian chỉ kém Henrique Calisto và Park Hang Seo. Trên phương tiện thành tích, HLV Miura cũng chỉ đứng dưới 2 chiến lược gia này cùng HLV Alfred Riedl, đồng thời trội hơn những chiến lược gia còn lại trong lịch sử. Dù vậy, khác với Riedl, Calisto hay Park Hang Seo, Miura vẫn là cái tên đầy tranh cãi và tạo ra hai phân cực yêu - ghét rõ ràng. Tại sao? Sự có mặt của HLV Miura là kết quả của mối quan hệ giữa VFF và bóng đá Nhật Bản. Miura nắm tuyển nam Việt Nam. 2 năm sau đến lượt HLV đến từ xứ mặt trời mọc khác là Norimatsu Takashi dẫn dắt đội nữ Việt Nam. Sự có mặt của HLV Miura khiến ông giống như "người được giới thiệu" hơn là "người được chọn". Trong cuộc khảo sát được một tờ báo uy tín thực hiện, chỉ có khoảng 30% khán giả tin rằng HLV Miura sẽ thành công. Ngoài việc lý lịch kém hấp dẫn và không phải ưu tiên số 1, yếu tố khiến Miura ít được tin tưởng phần lớn nằm ở bối cảnh bóng đá Việt Nam khi ấy. Thất bại của HLV Phan Thanh Hùng và Hoàng Văn Phúc, với việc bị loại ở vòng bảng AFF Cup 2012 và SEA Games 2013, khiến người hâm mộ chán nản. Nếu nỗi đau AFF Cup cho thấy hiện tại u ám, cú sốc ở SEA Games vẽ nên tương lai mù mịt.
THỂ THAO CHO MỌI NGƯỜI
Hòa Bình: Xã Quyết Chiến bảo tồn các môn thể thao dân tộc
Đối với người dân xã vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc), các môn thể thao dân tộc được xem là "món ăn tinh thần” tạo không khí vui tươi, phấn khởi. Đặc biệt, đây là những trò chơi dân gian không thể thiếu trong những ngày đầu xuân mới và các lễ hội trong năm.
Ninh Bình: Nguyễn Văn Hải và giấc mơ vàng tại SEA Games 31
SEA Games 30 khép lại đã lâu nhưng có một người cho đến nay vẫn gặm nhấm nỗi buồn, đó là võ sỹ quyền anh Nguyễn Văn Hải. Võ sỹ được mệnh danh là kẻ bất bại của đấu trường trong nước.
Thừa Thiên Huế: Tập luyện “online”
Trừ những VĐV có đẳng cấp được hưởng ưu đãi từ tỉnh, trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, các VĐV chỉ được hưởng tiền ăn chứ không có tiền công tập luyện. Dẫu vậy, họ vẫn tự giác và miệt mài tập luyện tại nhà để chờ ngày trở lại sân đấu.
Bình Định: Tính toán đầu ra cho VÐV: Cần sự phối hợp từ nhiều phía
Qua quãng thời gian cống hiến cho sự nghiệp thể thao, phần nhiều các VÐV rất chật vật hòa nhập cuộc sống sau khi giải nghệ. Ðây là một câu chuyện buồn đã nhiều năm nhưng vẫn chưa có một cái kết có hậu.
Phú Yên: Dè dặt tới chỗ đông người để tập thể dục
Sau những ngày thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân ở TP Tuy Hòa bắt đầu ra ngoài tập thể dục, nhưng vẫn rất dè dặt nơi đông người.
Gia Lai: Nữ võ sĩ 17 tuổi và giấc mơ SEA Games
Với quyết tâm tìm kiếm một suất tham dự SEA Games 31, trong khoảng thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng-chống dịch Covid-19, nữ võ sĩ Lê Thị Nhi của đội tuyển kick boxing Gia Lai vẫn miệt mài tự tập luyện theo giáo án riêng do huấn luyện viên đề ra./.
Trung tâm Thông tin TDTT