THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO
Saostar - Khi HLV Park Hang Seo và thể thao Việt Nam xin cảm ơn đội ngũ y bác sĩ
Thể thao hay bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống thì những việc làm tử tế luôn tạo nên ý nghĩa thiết thực nhất. Trong những ngày qua, cả nước chung tay đẩy lùi Covid-19 thì giới thể thao nói chung và bóng đá nói riêng cũng góp tiếng nói lớn bằng nhiều cách khác nhau. Tất cả đều là những thông điệp ý nghĩa, câu chuyện nhân văn để người hâm mộ cùng tham gia chống Covid-19. Đóng góp cho xã hội không chỉ là chuyện phải có nhiều tiền. Các VĐV, cầu thủ Việt Nam ý thức được điều đó nên không chỉ góp tiền hay vật phẩm, họ còn chung tay gửi đi những thông điệp ý nghĩa như rửa tay đúng cách, không chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, hay tham gia chương trình “Xin cảm ơn” của Webthethao – đơn vị tổ chức giải thưởng Cúp Chiến thắng cho thể thao Việt Nam. Đúng hơn, những VĐV, cầu thủ chính là tấm gương lớn trong thời điểm đất nước cần chung tay đẩy lùi Covid-19. Dù không phải VĐV nào cũng có tiền bạc để đóng góp nhưng có nhiều cách để đóng góp như thông qua hình ảnh, sức ảnh hưởng của họ để mang đến các câu chuyện đẹp, qua đó lan tỏa những giá trị tích cực đến người hâm mộ.
Tienphong - Vận động viên sống thế nào thời dịch COVID-19?
TP - Nhiều vận động viên bị giảm thu nhập, do các giải đấu bị huỷ bỏ hoặc hoãn lại, trong bối cảnh dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Trọng Hổ - Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao II, Tổng cục TDTT cho biết, đại dịch COVID-19 khiến nhiều giải thể thao trong nước lẫn quốc tế bị huỷ bỏ. Điều này có thể ảnh hưởng tới thu nhập của các vận động viên (VĐV), nhất là các VĐV có thành tích cao với các khoản thu nhập từ tiền thưởng huy chương, hỗ trợ thi đấu…“Đại dịch COVID-19 gây khó khăn cho tất cả mọi mặt đời sống xã hội và thể thao cũng không nằm ngoài guồng quay này. Các VĐV đội tuyển hưởng lương theo chế độ Nhà nước, mức lương vẫn được đảm bảo đầy đủ trong thời gian này. Tuy nhiên, nhiều VĐV vẫn bị giảm thu nhập bởi mất đi các khoản tiền thưởng huy chương, hỗ trợ tập huấn, thi đấu…bởi các giải thể thao bị huỷ bỏ hoặc hoãn lại do dịch bệnh”, ông Hổ nói. Theo Nghị định quy định một số chế độ đối với VĐV trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành cuối năm 2018, VĐV đội tuyển quốc gia được hưởng tiền lương 270.000 đồng/ngày, còn VĐV đội tuyển trẻ quốc gia có mức tiền lương là 215.000 đồng/ngày. Nếu tính đủ 26 ngày công (trừ 4 chủ nhật/tháng), mỗi VĐV đội tuyển quốc gia nhận lương hơn 7 triệu đồng/tháng, trong khi tuyển trẻ là hơn 5,55 triệu đồng/tháng.
BÓNG ĐÁ VÀ CÁC TIN LIÊN QUAN
Tienphong - Lương HLV Park Hang Seo 100% từ nguồn xã hội hoá
Dịch COVID-19 khiến các hoạt động bóng đá đang phải tạm ngưng, và công việc của HLV Park Hang Seo tạm thời cũng nhàn nhã hơn. Vì vậy đã xuất hiện những câu hỏi, rằng HLV Park Hang Seo có hay không nên cắt giảm lương để thể hiện sự chia sẻ trong bối cảnh bóng đá ngưng trệ. Trên thế giới, nhiều đội bóng đã cắt giảm lương cầu thủ. Tại V-League, Nam Định và Tp Hồ Chí Minh đã quyết định giảm lương, một số đội bóng khác cũng rậm rịch ra quyết định tương tự nếu giải dừng quá lâu. Ở Đông Nam Á, đồng nghiệp của ông Park ở tuyển Thái Lan, Akira Nishino đã chấp nhận giảm 50% trong số tiền lương lên tới khoảng 2 tỷ/tháng. Tuy nhiên dễ thấy việc cắt giảm lương chỉ diễn ra với các CLB là chủ yếu, cấp độ ĐTQG trường hợp như ông Akira Nishino khá hiếm hoi. HLV Park Hang Seo thuộc nhóm đa số còn lại. Kết thúc giải U23 châu Á 2020 (Thái Lan), tuyển U23 Việt Nam về nước hôm 18/1. Ông Park sau đó trở về Hàn Quốc nghỉ ngơi, ăn tết Nguyên đán cùng gia đình. Do dịch COVID-19, kế hoạch trở lại Việt Nam của ông bị lùi lại và tới tối 23/2, nhà cầm quân Hàn Quốc mới có mặt tại Hà Nội.
Toquoc - Bầu Đức "quá đáng", nhưng là bởi ông có niềm tự hào của riêng mình
Bầu Đức cấm Ban lãnh đạo HAGL tham dự cuộc họp của VPF, ông có phần vô lý khi cuộc họp ấy không "bất chấp dịch", mà chỉ bàn kế hoạch tìm lối ra cho V.League 2020. Có nhiều nguyên nhân khiến các CLB "sốt ruột" với việc V.League 2020 chưa hẹn ngày trở lại trên sân cỏ Việt Nam. Dĩ nhiên, việc bóng có được lăn hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình hình diễn biến của Covid-19 ở Việt Nam, cũng như thế giới, cũng như chủ trương của nhà nước, song việc tính sẵn trước các phương án cho giải bóng đá quốc nội quan trọng nhất là điều nên làm. Ở đó, VPF cũng như các CLB cổ đông không "cầm đèn chạy trước ô tô", mà họ tranh thủ giai đoạn "nghỉ ngơi" này để liệu tính trước các phương án khả thi ngay khi chính quyền cho phép các hoạt động thể thao trở lại, kể cả trên sân có khán giả, hay không có khán giả. Ở chừng mực nào đấy, phản ứng của bầu Đức là quá cực đoan, khi cho rằng: "Bây giờ họp dịch thì họp, bóng đá thì dẹp. Không có chuẩn bị gì hết, chỉ có những người rảnh rỗi mới làm bậy thôi". Ừ thì đúng là dịch đang bùng phát thật, nhưng những người làm bóng đá cũng chẳng phải căng mình ra chống dịch, thì việc họ họp để bàn về chuyên môn đúng lĩnh vực của mình là điều bình thường, thậm chí là nên làm, vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam.
Zing - Ai lấp đầy khoảng trống Công Vinh để lại ở tuyển Việt Nam?
Bốn năm sau ngày Công Vinh giải nghệ, các HLV vẫn tìm kiếm một ngôi sao đủ tầm cỡ thay thế anh trong dài hạn ở tuyển Việt Nam. Ngày 7/12/2016, người hâm mộ Việt Nam phải nhận hai tin buồn. Thứ nhất, đội tuyển bị loại khỏi AFF Cup sau trận hòa như thua trước Indonesia. Thứ hai, Lê Công Vinh và Phạm Thành Lương giải nghệ. Gần 2 thập kỷ trước thời điểm đó, các đội tuyển Việt Nam đã tiến lên nhờ những bàn thắng của Lê Huỳnh Đức và Công Vinh. Người đầu tiên khoác áo tuyển Việt Nam từ năm 1995 tới 2004. Người thứ hai cống hiến từ năm 2004 tới 2016. Giải đấu cuối cùng của Huỳnh Đức cũng là giải đấu đầu tiên của Công Vinh. Hai thập kỷ, qua hơn 20 đời HLV cả chính thức và tạm quyền, họ thay nhau làm “họng súng” chủ lực của tuyển Việt Nam. Huỳnh Đức ghi 26 bàn cho tuyển Việt Nam tại các giải chính thức. Con số của Công Vinh là 28 bàn. 4 năm kể từ ngày Công Vinh giải nghệ, đội tuyển Việt Nam vẫn chưa tìm được sự thay thế xứng đáng, dài hạn cho vị trí tiền đạo cắm. Nguyễn Anh Đức từng nổi lên ở vị trí này trong thời kỳ đầu của HLV Park Hang-seo ở tuyển Việt Nam. Nhưng anh chỉ thực sự ghi dấu ấn với 4 bàn ở AFF Cup 2018. Do tuổi tác, Anh Đức đã nhiều lần chia tay đội tuyển. Anh cũng không còn phong độ cao tại CLB, chưa tìm được đội bóng ở V.League 2020 và khó lòng tái hiện phong độ cao tại đội tuyển.
Baogiaothong - ''Mũi khoan'' lợi hại của thầy Park sẵn sàng nối gót Văn Lâm, Văn Hậu
Trong chia sẻ mới đây, tiền vệ Phan Văn Đức cho biết anh sẽ xem xét đến các lời đề nghị ra nước ngoài chơi bóng. Tiền vệ Phan Văn Đức nổi lên từ chiến tích lịch sử ở VCK U23 châu Á 2018 cùng tuyển Việt Nam. Anh được coi là một trong những ''phát hiện'' của thầy Park khi làm việc ở đất nước hình chữ S. Sau kỳ Asian Cup 2019 tương đối thành công, Đức ''cọt' được không ít các CLB ở Thái Lan lẫn Nhật Bản đánh tiếng mời gọi. Tuy nhiên, cầu thủ này đã từ chối vì muốn tiếp tục cống hiến cho SLNA. Hiện tại, Văn Đức vừa trở lại sau thời gian dài điều trị chấn thương. Dẫu vậy, Đức "cọt" đã ngay lập tức ghi dấu ấn với 1 bàn thắng cùng đóng góp khá lớn vào lối chơi của SLNA ở hai vòng đầu V-League 2020. Mới đây khi được hỏi về chuyện xuất ngoại lần nữa, tiền vệ này đã có ý nghĩ khác trước, đồng thời tiết lộ bản thân cần hành trang cho chuyến đi ấy. ''Trong thời gian tới, nếu có cơ hội tốt cho sự nghiệp, Đức sẽ ra nước ngoài chơi bóng. Để trang bị khi ra nước ngoài thi đấu, cái đầu tiên mà cầu thủ cần có đó là ý chí và sự khổ luyện.